Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:16
RSS

Sáng sớm ngủ dậy đắng miệng - Cẩn thận 7 bệnh nguy hiểm

Thứ sáu, 10/11/2023, 16:27 (GMT+7)

Ngủ dậy đắng miệng là trạng thái bất thường trong khoang miệng gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người. Vậy sáng sớm ngủ dậy miệng bị đắng là biểu hiện bệnh gì? Cách chữa trị thế nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới

I - Nguyên nhân gây hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy

Sáng sớm ngủ dậy miệng đắng thì người bệnh dễ dàng cảm nhận thay đổi vị giác trong khoang miệng. Hiện tượng này kéo dài có thể bắt nguồn từ những lý do dưới đây:

1. Hội chứng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể thường khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi đến kiệt sức, thiếu máu da xanh xao. Hội chứng hư nhược còn khiến vị giác đảo lộn gây ra chứng chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc sáng ngủ dậy đắng miệng.

Ngoài ra, hội chứng suy nhược cơ thể còn xảy ra ở người sau phẫu thuật, người thiếu hụt dưỡng chất lâu ngày. Vậy nên người bệnh suy nhược cần khôi phục thể trạng để nhanh hồi phục cảm giác ăn uống nhanh chóng.

sáng ngủ dậy miệng đắng và hôi

Suy nhược cơ thể là lý do khiến miệng có vị đắng chát kèm mùi hôi khó chịu

2. Sáng ngủ dậy miệng đắng và hôi do thiếu nước

Sau một đêm dài ngủ nghỉ thì cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt lượng nước cần thiết. Phần lớn lượng nước mất đi qua việc bài tiết mồ hôi, nước tiểu, hơi thở hoặc nước đã tham gia vào việc chuyển hóa trong cơ thể.

Lúc này khoang miệng có biểu hiện khô lại, tuyến nước bọt tiết ra khiêm tốn. Đây là điều kiện tốt cho nhiều loại vi khuẩn tấn công và gây ra hôi, sáng ngủ dậy đắng miệng.

3. Uống thuốc trước khi đi ngủ

Nếu trước khi đi ngủ, bạn dùng các loại thuốc thì vị đắng sẽ tồn đọng trong khoang miệng khi bạn thức dậy vào sáng hôm sau. Ngoài ra, một số thuốc gây ra tác dụng phụ là đắng miệng (điển hình là thuốc kháng sinh) và nếu sử dụng loại thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ thì nguy cơ đắng miệng khi ngủ dậy rất cao.

sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng do dùng thuốc

Ngủ dậy thấy đắng miệng do trước đó dùng thuốc chữa bệnh

4. Bị khô miệng

Khô miệng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng là hiện tượng thường gặp bởi sau một đêm cơ thể thường bị mất nhiều nước. Tuy nhiên, niêm mạc miệng bị khô cũng là cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn hình thành và gây hại. Từ đó gây ra hiện tượng miệng có vị đắng, có mùi hôi mỗi khi ngủ dậy vào buổi sáng.

5. Mắc bệnh liên quan đến đường ruột, túi mật

Ngủ dậy đắng miệng là dấu hiệu phản ánh các vấn đề bất thường liên quan đến đường ruột và túi mật:

  • Dạ dày: Các vấn đề liên quan đến dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày) có thể khiến sáng ngủ dậy miệng đắng và hôi. Việc này xảy ra do dạ dày có liên quan trực tiếp đến vùng khoang miệng, khi có bất kỳ vấn đề bất thường ở dạ dày sẽ có thể ảnh hưởng luôn đến khoang miệng và làm cho miệng có vị đắng.
  • Trào ngược dịch mật: Khi túi mật bị tổn thương hoặc gặp phải các vấn đề bất thường (viêm túi mật, sỏi mật…) sẽ làm cho một lượng nhỏ dịch mật đi vào trong dạ dày. Lượng dịch mật này có thể bị đẩy lên thực quản hoặc thậm chí là tới khoang miệng vào ban đêm, và dẫn đến tình trạng ngủ dậy thấy đắng miệng.

sáng ngủ dậy miệng có vị đắng

Người mắc các vấn đề về dạ dày dễ xuất hiện chứng đắng miệng

6. Hoạt động của gan kém

Gan thực nhiện nhiều nhiệm vụ quan trọng của cơ thể trong đó có chức năng tiêu hóa và đào thải độc tố. Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, khi suy giảm hoạt động của gan thì có thể khiến cho các chất độc hoặc chất cặn bã không được loại bỏ hết ra khỏi cơ thể.

Điều này dẫn đến hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy, người hay nổi mụn nhọt, nhiệt miệng do chất độc không thoát được hết ra ngoài. Không những vậy, hoạt động của gan kém cũng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như: phù não, suy thận, nhiễm trùng, giảm khả năng đông máu…

7. Ngủ dậy đắng miệng do mang thai, mãn kinh

Đắng miệng là một trong những triệu chứng điển hình ở đối tượng có nội tiết thay đổi như phụ nữ mang bầu, người ở giai đoạn mãn kinh.

Lúc này cơ thể người phụ nữ với lượng hormone biến đổi thất thường khiến vị giác thay đổi, bất ổn. Khi tiết tố cơ thể biến đổi thì biểu hiện sáng ngủ dậy thấy đắng miệng kèm hôi tanh hoặc nhạy cảm với mùi đồ ăn lạ.

đắng miệng khi mang thai

Phụ nữ mang thai có nội tiết tố thay đổi dẫn đến đắng miệng

8. Tổn thương hệ thần kinh

Tổn thương hệ thần kinh là một trong những lý do phổ biến khiến sáng ngủ dậy đắng miệng. Người bệnh chịu tổn thương dây thần kinh số VII có thể làm đảo lộn chức năng dẫn truyền mùi vị từ miệng tới não bộ khiến cho miệng có vị đắng, mùi hôi khó chịu.

Tổn thương dây thần kinh có thể chấn thương vùng đầu, hoặc là hậu quả của một số bệnh lý như: đột quỵ não, bệnh Alzheimer, Parkinson, u não, đau nửa đầu…

9. Người bị mắc bệnh về răng miệng

Một số vấn đề bất thường về răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng, chảy máu quanh chân răng… là “thủ phạm” gây ra hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy. Khi xuất hiện các bệnh lý ở miệng sẽ khiến các loại vi khuẩn hoặc các mầm bệnh có xu hướng tích tụ nhiều trong niêm mạc miệng.

Lượng vi khuẩn tích tụ trong nhiều ngày làm cho miệng bị khô đắng, hơi thở có mùi hôi. Triệu chứng đắng miệng sẽ có xu hướng tăng nặng hơn khi người bệnh mới ngủ dậy.

Ngoài ra, việc vệ sinh không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ ngủ dậy đắng miệng. Chẳng hạn người bệnh không đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối cũng khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển trong khoang miệng cả đêm. Điều này khiến sáng ngủ dậy khoang miệng sẽ cảm nhận thấy vị đắng kèm hơi thở có mùi khó chịu.

lý do ngủ dậy thấy đắng miệng

Mắc bệnh răng miệng thì nguy cơ ngủ dậy miệng có vị đắng rất cao

10. Lão hóa

Quá trình lão hóa làm cho hoạt động của tuyến nước bọt bị suy giảm gây ra vị đắng. Ngoài ra khi lão hóa thì cơ thể không đủ sức chống lại những vi khuẩn tấn công vào khoang miệng dẫn đến miệng khó chịu khi ngủ dậy.

Ngoài ra, lão hóa cũng là nguồn gốc sinh ra nhiều bệnh tật, do vậy người lão hóa (điển hình là người cao tuổi) buộc phải sử dụng thuốc. Một số thuốc loại thuốc sau khi sử dụng gây phản ứng phụ như đắng miệng khi ngủ dậy, vùng niêm mạc bị khô.

11. Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen không tốt trong sinh hoạt hoặc ăn uống hàng ngày tác động không nhỏ tới vị giác, cũng như trạng thái răng miệng. Những thói quen dưới đây có thể làm tăng nguy cơ đắng miệng

  • Hút thuốc nhiều: Theo các nghiên cứu, trong thuốc lá có đến hàng nghìn chất độc hại gây suy giảm sức khỏe răng miệng và khiến cho vi khuẩn tấn công dễ dàng. Đối tượng dùng thuốc lá đặc biệt là người nghiện thuốc lá thường có hơi thở hôi khó chịu, ngủ dậy đắng miệng.
  • Stress quá mức: Trạng thái thần kinh căng thẳng sẽ tác động trực tiếp đến vị giác, khẩu vị của mọi người. Căng thẳng hay stress quá mức khiến cho hiện tượng đắng miệng, khô miệng trở nên trầm trọng nhất là sau khi ngủ dậy.
  • Thiếu hụt vitamin B12: Đắng miệng khi ngủ dậy là hiện tượng phổ biến ở những người thiếu vitamin B12 Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này sẽ tác động xấu đến vị giác và hoạt động ở đầu lưỡi.

căng thẳng kéo dài dẫn đến đắng miệng khi ngủ dậy

Căng thẳng kéo dài sẽ tác động đến vị giác ở khoang miệng

12. Ngủ dậy bị đắng miệng do nguyên nhân khác

Bệnh cạnh những lý do kể trên thì người sáng ngủ dậy miệng có vị đắng và mùi hôi khó chịu còn chịu tác động từ yếu tố sau:

  • Thận: Người mắc bệnh lý về thận (sỏi thận, suy thận, viêm bể thận cấp…) thường có cảm giác đắng miệng ngay khi vừa mới ngủ dậy. Ngoài ra, người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng khác như: đau thắt lưng, toàn thân sưng phù nề…
  • Đái tháo đường: Các chuyên gia cũng nhận định rằng bệnh nhân đái tháo đường sẽ xuất hiện cảm giác đắng miệng. Lý do là bởi khi đường huyết tăng cao, có thể làm mất nước ở niêm mạc miệng, gây ra cảm giác khô miệng hoặc đắng miệng.
  • Bệnh nhân trị ung thư: Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc hóa trị, hoặc đang tiến hành xạ trị có nguy cơ đắng miệng khi ngủ dậy. Bởi tác dụng phụ của các biện pháp này đều làm cản trở hoạt động của tuyến nước bọt, làm giảm bài tiết nước bọt khiến sáng ngủ dậy đắng miệng.

II - Ngủ dậy miệng có vị đắng có ảnh hưởng, nguy hiểm gì không?

Ngủ dậy bị đắng miệng là cảnh báo khi sức khỏe của bạn đang gặp những vấn đề bất thường. Do vậy người bệnh cần phải tìm hiểu sớm nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều chính sớm nhất.

Tuy nhiên hiện tượng đắng miệng diễn ra liên tục đi kèm biểu hiện nguy hiểm như: đau nhức đầu dữ dội, chóng mặt liên tục, buồn nôn… thì bạn cần khẩn trương đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp miệng bị đắng sau khi ngủ dậy là hiện tượng bình thường của cơ thể. Điều này có thể xảy ra khi bạn ngủ há miệng, làm cho niêm mạc miệng bị khô và dẫn đến đắng miệng. Dù vậy người bệnh vẫn nên chữa trị sớm để tránh cản trở đến giao tiếp hoặc cuộc sống.

ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì

Miệng có vị đắng và hôi khi thức dậy cần xác định chính xác lý do để có hướng chữa trị

III - Cách chữa chứng đắng miệng khi ngủ dậy hiệu quả

Nếu hiện tượng sáng ngủ dậy đắng miệng do bệnh lý thì người bệnh cần được thăm khám và thực hiện đúng theo các phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp điều chỉnh dinh dưỡng, sinh hoạt để sớm đẩy lùi vị đắng ở khoang miệng nhanh.

1. Ứng dụng Đông Y để chữa trị suy nhược cơ thể

Đắng miệng khi ngủ dậy phần lớn bắt nguồn từ hội chứng suy nhược cơ thể, lúc này người bệnh mệt mỏi và chán ăn do khẩu vị thay đổi.

Tuy nhiên, nhiều người mắc phải hội chứng này vẫn dường như “thờ ơ” không điều trị hoặc không áp dụng đúng cách khiến triệu chứng đắng miệng mãi không dứt.

Hiện nay, Đông Y thế hệ 2 là giải pháp đem lại nhiều hiệu quả vượt trội và an toàn cho người bị suy nhược cơ thể. Đông Y thế hệ 2 dùng cho các trường hợp bệnh nặng, người suy nhược cơ thể đã chữa trị bằng nhiều biện pháp nhưng không có kết quả.

Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất phải kể đến Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương. Sản phẩm dẫn đầu vị trí trên thị trường nhờ khả năng cải thiện cơ địa của người bệnh nhanh chóng. Từ đó ngăn chặn suy nhược cơ thể từ gốc, cải thiện hiệu quả triệu chứng ngủ dậy đắng miệng.

Không những vậy, sản phẩm còn có tác dụng bổ khí huyết, tái lập cân bằng âm dương, bổ can thận nên ngăn ngừa suy nhược cơ thể tái phát đến vài năm. Khi sử dụng đủ liệu trình Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương thì không cần lo lắng đắng miệng khi ngủ dậy do suy nhược gây ra.

Các thành phần trong sản phẩm được nghiên cứu, tuyển chọn kỹ lưỡng từ các loại thảo dược, đảm bảo chất lượng và an toàn theo các tiêu chuẩn GSP, GACP… Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất - đơn vị được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng danh hiệu cao quý Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

ngủ dậy đắng miệng

Viên Suy nhược tăng cảm giác thèm ăn, giảm vị đắng ở khoang miệng

2. Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

Sử dụng nước súc miệng và vệ sinh răng đều đặn khoảng 2 - 3 lần/ngày là cách ngăn ngừa tích tụ vi sinh vật gây hôi miệng và khiến miệng bị đắng. Ngoài ra, mọi người hãy dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, hạn chế đồ ăn thừa giúp khoang miệng sạch sẽ.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày

Đắng miệng khi ngủ dậy có thể thuyên giảm nếu người bệnh biết cách cân bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Vậy nên bạn hãy áp dụng mẹo nhỏ dưới đây:

  • Ăn kẹo ngọt để tránh ngủ dậy đắng miệng: Đây là giải pháp tạm thời giúp xua tan vị đắng ở khoang miệng nhưng người bệnh không nên lạm dụng quá mức. Ăn nhiều đồ ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, tăng đường huyết, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Bổ sung đủ nước uống để tránh khô miệng: Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 2 lít nước để phòng ngừa khô miệng, khắc phục tình trạng vi khuẩn tấn công vào răng và niêm mạc miệng, từ đó đẩy lùi cảm giác đắng miệng.
  • Hạn chế các yếu tố gây trào ngược dạ dày - thực quản: Cần tránh xa việc thức khuya, ăn quá no hoặc nhịn đói vì có thể làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày - thực quản và làm nặng thêm tình trạng ngủ dậy bị đắng miệng. Ngoài ra, người bệnh nên tránh sử dụng đồ ăn cay nóng vì gây hại cho dạ dày.
  • Ăn trái cây có vị chua nhẹ: Nếu không mắc bệnh về dạ dày (trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày) thì sử dụng hoa vị chua nhẹ để làm dịu vị đắng trong miệng sau khi tỉnh giấc. Việc ăn trái cây có vị chua nhẹ vào buổi sáng còn thuccs đẩy vị giác giúp người bệnh ăn ngon miệng.

cách chữa đắng miệng khi ngủ dậy

Ngủ dậy thấy đắng miệng nên điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng hợp lý

Nếu đang cảm thấy không khỏe, sáng sớm ngủ dậy đắng miệng thì bạn nên áp dụng những biện pháp nêu trên để sớm cải thiện tình trạng bệnh. Mong rằng bạn sẽ sớm vượt qua được tình trạng này, sớm hồi phục sức khỏe và luôn vui vẻ trong cuộc sống.

DS. Gia Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại