Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:00
RSS

Người phụ nữ bị chó cắn mất một mảng da chân, đứt dây thần kinh

Thứ bảy, 06/06/2020, 09:38 (GMT+7)

Mới đây, một người phụ nữ bị chó hàng xóm đột nhiên lao đến cắn vào chân gây đứt dây thần kinh, khi đang ngồi phía sau xe máy.

Bị chó cắn mất một mảng da chân, đứt dây thần kinh
Vết thương bệnh nhân trước (trái) và sau khi được khâu lại. Ảnh: BVCC.

Mới đây, bà V.T.H. (ở Từ Liêm, Hà Nội) được người nhà đưa đến Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội), được biết, người phụ nữ trong tình trạng tổn thương nặng nề vùng cẳng chân. Lớp da dưới chân bị vát ngược kéo dài 30x20cm, lớp da tổn thương kéo dài từ cổ chân đến mu bàn thân, điều đó khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì ở mu bàn chân bên phải.

Được biết, nạn nhân là bà Vũ Thị H. ở Từ Liêm, Hà Nội Theo thông tin trước đó, khi đang trên đường về nhà, bà H được chồng đèo có tránh một con chó thuộc giống chó săn được nuôi tại nhà hàng xóm. Tuy nhiên, do dây xích dài, con chó vẫn lao đến cắn vào chân phải của bà H. khi đang ngồi phía sau xe máy. 

Khi được đưa đến Bệnh viện Bưu Điện khám vì vết thương quá rộng, bệnh nhân đến khám trong tình trạng tổn thương nặng vùng cẳng chân. Ê kíp các bác sỹ đã tiến hành xử lý, làm sạch vết thương, tiêm phòng uốn ván sau đó thực hiện mổ cấp cứu, cắt lọc xử lý mảng da lóc với mong muốn phần da bị tổn thương được cứu sống nhiều nhất có thể.

May mắn, do cấp cứu kịp thời, nên sau mổ của bệnh nhân, vết thương khô sạch, không nhiễm trùng, có dấu hiệu hồi phục tốt. Tuy nhiên, vì chó cắn lóc một mảng da lớn và cắn đứt một số dây thần kinh không thể khắc phục, để lại di chứng tê bì ở mu bàn chân phải của bạn nhân suốt đời.

Qua trường hợp của người phụ nữ trên, các bác sĩ khuyến cáo mọi gia đình về các bước xử trí đúng khi bị chó cắn bao gồm:

- Nhanh chóng rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ các mầm bệnh.

- Sau đó dùng băng gạc hoặc vải sạch nhẹ nhàng băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công.

- Khẩn trương đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ, xử trí kịp thời.

- Sau khi xử trí các vết thương hở, nạn nhân cần được đưa đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại cũng như hướng dẫn cách xử trí với vật nuôi.

Trúc An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN