Nhưng gần đây, nhiều người sẽ phải nghĩ lại khi liên tục xảy ra sự việc cha dượng bạo hành, hãm hiếp con riêng của vợ. Nhưng để con ở lại cho bố mẹ nuôi thì bị đánh giá là ích kỷ rồi không ít người quay ra hờn trách, chì chiết người mẹ trẻ vì chạy theo hạnh phúc mới mà bỏ con bơ vơ.
Những bình luận xúc phạm, chỉ trích, phán xét đó xuất phát từ tình thương và sự cảm thông vì thực tế cho thấy, rất nhiều vụ hãm hiếp của cha dượng với con riêng của vợ khiến người ta mất hết niềm tin vào mối quan hệ này.
Khi mẹ đi thêm bước nữa cho dù đứa con có lớn bao nhiêu, dù là con trai hay con gái, dù có ủng hộ hay phản đối mẹ tái hôn thì cũng không thể tránh khỏi sự hụt hẫng, chênh vênh trên đường đời, không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng, bị bỏ rơi, hoang mang và mất phương hướng.
Nhưng một đời là rất dài, cũng không thể ép buộc mẹ trẻ sống cô quạnh, tái hôn là nhu cầu chính đáng và ai cũng có quyền được hạnh phúc.
Vậy làm thế nào để những bà mẹ đơn thân có thể “đi bước nữa” mà không gây ra quá nhiều sự xáo trộn trong cuộc sống của con cái? Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, người mẹ cần có một “bước đệm” đủ dài để tránh việc đốt cháy giai đoạn và chuẩn bị thật tốt tâm lý cho mình và con.
Việc phụ nữ chọn bạn đời mới đừng chỉ đặt tình cảm của mình lên trên hết mà hãy nghĩ đến con nếu có "rổ giá cạp lại" để tìm hiểu thật kĩ người làm cha/mẹ mới của con.
Quan trọng vẫn là cha mẹ dù có sau ly hôn vẫn cần phải có trách nhiệm với con cái. Vậy nên các mẹ hãy tự hỏi và trả lời nhưng câu hỏi sau trước khi gật đầu đồng ý mối quan hệ mới:
- Tĩnh lại, quay vào bên trong nhìn nhận lại cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình.
- Biết cách nói chuyện với con để con hiểu và thông cảm cho mình.
- Dùng tình thương để xoa dịu những tổn thương của chính mình và con.
- Yêu thương tỉnh thức, trân trọng những mối quan hệ hiện tại.
- Biết cách sống chậm, nghĩ sâu hơn trước khi đưa ra quyết định.
- Học cách cư xử thông minh, hóa giải mâu thuẫn khéo léo tránh xung đột không đáng có