Thứ sáu, 26/04/2024 | 21:56
RSS

Trưa ngày 19/11, diễn ra hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong gần 600 năm

Thứ năm, 18/11/2021, 14:55 (GMT+7)

Trưa ngày 19/11, sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực một phần kéo dài trong 3 giờ 28 phút, dài nhất trong 580 năm trở lại đây. Vậy ở Việt Nam có xem được nguyệt thực một phần không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.


Ảnh minh họa.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), sự kiện này sẽ kéo dài trong 3 giờ 28 phút, đây là sự kiện nguyệt thực một phần dài nhất trong thế kỷ này và cũng là dài nhất trong 580 năm trở lại đây. Lần nguyệt thực này dài hơn lần năm 2018 với thời gian là 1 tiếng 48 phút. 

Việt Nam hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm này sẽ diễn ra vào trưa ngày 19/11 (tức ngày mai) và kết thúc vào lúc chiều tối. Theo trang Time and Date, nguyệt thực một phần sẽ đạt cực đại vào lúc 16 giờ 2 phút 55 giây (theo giờ Việt Nam). Khi đó, bóng của Trái Đất sẽ che khuất đến 97% của Mặt trăng và có thể xuất hiện hiện tiện Mặt trăng máu.

Hiện tượng lần này có thể quan sát được ở hầu hết các khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, các đảo Thái Bình Dương, một phần châu Âu, châu Á và châu Phi. Trong đó, Việt Nam sẽ không phải là địa điểm tốt để quan sát, bởi phần lớn hiện tượng diễn ra vào trưa chiều, lúc trăng chưa xuất hiện.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng, Trái đất di chuyển nằm giữa Mặt trăng và Mặt Trời. Đây là hiện tượng Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của Trái đất trước ánh sáng Mặt trời. 


Ảnh minh họa.

Theo trang Space, trăng tròn của tháng 11 thường được biết đến với tên gọi truyền thống là Beaver Moon, bởi vì đây là mùa hải ly đang chuẩn bị cho mùa đông. Do đó, lần nguyệt thực ngày mai sẽ được gọi là Beaver Moon Eclipse.

Cũng theo NASA, sẽ có thêm 2 lần nguyệt thực toàn phần vào năm 2022, một sự kiện diễn ra vào tháng 5 và một ở tháng 11.

HT
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại