Xác định được kẽm có trong thực phẩm nào sẽ giúp bổ sung hiệu quả
Không chỉ có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, kẽm còn có nhiều chức năng khác như:
Kẽm và vitamin B6 đóng vai trò trong việc dẫn truyền thần kinh giúp bộ não hoạt động tốt hơn. Đặc biêt là vùng đồi hải mã – trung tâm bộ nhớ của não bộ, cần hàm lượng kẽm rất cao. Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe não bộ, hãy bổ sung đủ kẽm cho cơ thể.
Bên cạnh canxi, kẽm cũng là một thành phần quan trọng của xương. Nếu không có kẽm thì cơ thể không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ. Lưu ý, để hấp thụ kẽm tốt nhất cho xương, bạn nên bổ sung kẽm và canxi vào thời gian khác nhau.
Kẽm được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, giúp cơ bắp thêm mạnh mẽ.
Khi cơ thể thiếu kẽm, tóc có thể mỏng dần, rồi dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, nếu được bổ sung kẽm đầy đủ, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Trong thực tế, kẽm còn kích thích mọc tóc, vì vậy các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.
Kẽm giúp điều chỉnh lượng dầu và ngăn ngừa nhiễm khuẩn nên có tác dụng đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài ra, kẽm còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp làn da mịn màng hơn.
Kẽm cần thiết cho quá trình hấp thụ vitamin A. Vì vậy, thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị thực. Thực tế, thiếu kẽm có liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.
Kẽm có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể
Mặc dù kẽm đóng vai trò quan trọng nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được nguyên tố này. Vì vậy, bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn hàng ngày là việc cần thiết. Vậy bạn có biết kẽm có trong những loại thực phẩm nào?
Các loại hải sản có vỏ như hàu, sò, hến, tôm… chứa rất nhiều kẽm. Trung bình 1 con hàu có chứa 12,5 mg kẽm, đủ cho nhu cầu kẽm cần thiết mỗi ngày ở người lớn.
Tuy nhiên, vì hải sản có hàm lượng kẽm cao, bạn không nên ăn quá thường xuyên bởi vì khi quá dư thừa kẽm có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa các chất khác.
Các loại thịt đỏ chứa hàm lượng kẽm cao, như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn. Ví dụ như 100 gam thịt bò nấu chín có thể cung cấp tới 12,3 mg hoặc 82% lượng kẽm cần thiết trong một ngày của một người lớn.
Thịt bò là loại thực phẩm rất giàu kẽm
Các loại ngũ cốc (lúa mì, gạo, yến mạch, quinoa) là nhóm thực phẩm giàu kẽm, tốt cho người ăn chay. Tuy nhiên, ngũ cốc có chứa phytate, một yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.
Trong các loại hạt, hạt bí ngô và hạt vừng có chứa nhiều kẽm nhất.
100g hạt bí ngô có thể cung cấp khoảng 10,3mg kẽm tương ứng với 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. 100g hạt vừng cũng cung cấp tới 10mg kẽm.
Không chỉ giàu kẽm, các loại hạt này còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư và hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Nếu đang tìm hiểu kẽm có trong thực phẩm nào, bạn có thể ăn một số loại trái cây như lựu, bơ, mâm xôi…
Một quả lựu cung cấp 1mg kẽm, một quả bơ cung cấp 1,3mg kẽm, một cốc quả mâm xôi chứa 0,8mg kẽm.
Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu cove… cũng là những thực phẩm chứa nhiều kẽm. Ví dụ 100g đậu lăng nấu chín chứa khoảng 12% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
Tuy nhiên, cũng tương tự như ngũ cốc, đậu có chứa phytates gây ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Điều này có nghĩa là kẽm đậu và ngũ cốc không được hấp thụ tốt như kẽm từ các thực phẩm động vật.
Các loại đậu chứa hàm lượng kẽm cao nhưng khó hấp thu hơn kẽm từ động vật
Một thanh sô cô la đen 100g chứa 3,3mg kẽm, cung cấp 30% lượng kẽm cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, sô cô la cũng chứa hàm lượng calo cao, nên nó không phải là thực phẩm nên ăn nhiều và thường xuyên.
Có rất nhiều thực phẩm giàu kẽm như vừa liệt kê, tuy nhiên, để bổ sung đủ lượng kẽm qua chế độ ăn uống hàng ngày là điều nan giải. Đặc biệt là với những đối tượng cần tăng cường kẽm như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc những người bị bệnh đường ruột, kém hấp thu.
Do vậy, giải pháp bổ sung kẽm hiệu quả và tiện lợi được nhiều người lựa chọn là dùng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, viên uống chứa kẽm.
Ưu điểm khi dùng viên uống bổ sung kẽm là hạn chế được việc phải cân đo các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày và cũng giảm phần nào nỗi lo lắng không biết mình đã bổ sung đủ lượng kẽm hay chưa.
Các loại viên uống chứa kẽm đều ghi hàm lượng kẽm cụ thể và liều dùng với từng nhóm đối tượng. Để sử dụng, chỉ cần đọc kỹ nhãn mác trên bao bì hoặc làm theo hướng dẫn của thầy thuốc, dược sĩ.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm viên uống chứa kẽm. Để tăng khả năng hấp thu tốt, bạn nên lựa chọn kẽm gluconate (dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất). Nên ưu tiên sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty dược uy tín, để đảm bảo hiệu quả và an toàn với sức khỏe.
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT- Bổ sung Kẽm - Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |