Thứ sáu, 29/03/2024 | 02:06
RSS

Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ bảy, 18/02/2023, 07:14 (GMT+7)

Theo thống kê, cứ 100 người thì có 10-15 người bị hội chứng ruột kích thích. Hội này ngày đang càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao, đâu là cách điều trị hiệu quả nhất?

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, có thể tái phát thường xuyên và nhiều lần nhưng không có tổn thương thực thể. Chính vì vậy khi nội soi, hội chứng ruột kích thích sẽ không tìm thấy ổ viêm loét, cũng không thấy bất thường nào.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất phổ biến về đường ruột với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người mắc bệnh này thường gặp phải nhiều triệu chứng phiền toái ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày.

Cụ thể, những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích điển hình nhất bao gồm: 

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thường sẽ bị ợ hơi, ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng…
  • Những bất thường đại tiện: Người bệnh sẽ bị tiêu chảy thường xuyên và nhiều lần trong ngày, phân bị táo lỏng xen kẽ, phần đầu phân thì rắn còn cuối lại lỏng và nát. Bên cạnh đó là tình trạng thay đổi thói quen đi đại tiện, có thể đi ngoài bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm, đôi khi vừa mới đi ngoài xong lại xuất hiện cảm giác buồn, có thể đi ít hoặc không đi. 
  • Đau bụng: Những cơn đau, co thắt mạnh vùng bụng, có khi kéo dài âm ỉ, có thể dữ dội trong thời gian ngắn. Đau bụng thường xảy ra và tăng mạnh khi người bệnh ăn thực phẩm lạ, dễ gây kích thích như đồ chua cay, rượu bia…
  • Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như: mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh…

Những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích rất dễ nhận biết. Khi người bệnh căng thẳng, hay suy nghĩ nhiều, mất ngủ vào buổi tối thì triệu chứng bệnh càng nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vì thế khi có các biểu hiện trên, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác.

hoi-chung-ruot-kich-thich-la-gi

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ruột kích thích?

Với hội chứng ruột kích thích, bệnh xảy ra do:

  • Yếu tố tâm lý: Tâm lý stress, căng thẳng kéo dài là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn tới hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng bệnh sẽ càng rõ ràng khi tâm lý bất ổn, áp lực. 

  • Ăn uống kém lành mạnh: Chế độ ăn uống kém lành mạnh ảnh hưởng tới hoạt động của đường tiêu hóa như ăn đồ cay nóng, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, sử dụng rượu, bia, chất kích thích cùng thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ, thường xuyên bỏ bữa.
  • Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với đàn ông, nguyên nhân chủ yếu do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hay tiền mãn kinh. 
  • Nhu động tiêu hóa hoạt động kém: Người bị hội chứng ruột kích thích có nhu động ruột bị thay đổi cường độ co bóp. 
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Tác dụng phụ khi lạm dụng kháng sinh.
  • Yếu tố di truyền.

Tuy nhiên, tất cả những yếu tố trên đều chỉ có nguy cơ gây ra hội chứng ruột kích thích. Bởi trên thực tế, không phải ai khi gặp phải các yếu tố này cũng sẽ dẫn tới hội chứng ruột kích thích. Có rất nhiều trường hợp người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên bị stress, căng thẳng... nhưng vẫn không hề bị bệnh. Bên cạnh đó, số người mắc viêm bệnh không rõ nguyên nhân cũng chiếm phần trăm không nhỏ. Đó là bởi nguyên nhân thực sự gây nên hội chứng ruột kích thích là ở cơ địa kháng bệnh đại tràng của mỗi người.

nguyen-nhan-gay-ruot-kich-thich

3. Những đối tượng nào dễ mắc hội chứng ruột kích thích 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích phải kể đến như:

  • Độ tuổi: Bệnh có xu hướng xảy ra ở những người dưới 45 tuổi.
  • Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới hai lần.
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, stress kéo dài hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định.
  • Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

4. Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, cũng không có tổn thương thực thể nào ở đường ruột. Nhưng bệnh nếu kéo dài có thể gây rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Những triệu chứng cấp tính của bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bởi những triệu chứng này xảy ra bất cứ khi nào, khiến người bệnh phải kiêng khem khổ sở, không dám ăn uống thoải mái, ngại tụ tập, đi chơi, du lịch

Nguy hiểm hơn, nếu không điều trị, bệnh lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.

hoi-trung-ruot-kich-thich-co-nguy-hiem-khong

5. Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị như thế nào?

5.1. Tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc và rau quả.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn ít lại nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau sau khi dùng bữa.
  • Nhai từ tốn khi ăn.
  • Không bỏ bữa hay để khoảng cách giữa các bữa quá dài.
  • Uống ít nhất 8 cốc nước trong một ngày.
  • Không uống quá ba cốc cà phê và trà trong một ngày.
  • Hạn chế lượng rượu bia và các loại nước có gas.
  • Hạn chế sử dụng các loại tinh bột khó tiêu, thường có trong các loại thực phẩm được chế biến sẵn hay được nấu đi nấu lại.
  • Hạn chế ăn nhiều hơn ba phần trái cây trong một ngày. Ví dụ một trái táo hay nửa trái bưởi là phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng một chế độ sinh hoạt giúp giảm stress, căng thẳng mỗi ngày như:

  • Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ.
  • Tập các bài tập thư giãn như thiền, yoga.
  • Tập hít thở sâu.
  • Tập thể dục mỗi ngày.

5.2. Điều trị bằng Tây Y

Nếu những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không giúp cải thiện được, người bệnh nên sử dụng thuốc. 

Khi điều trị bằng Tây Y, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Thuốc chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon…
  • Thuốc chống táo bón: Forlax, Tegaserod, Duphalac…
  • Thuốc chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium...
  • Thuốc chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…
  • Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...

5.3. Điều trị bằng Đông Y

Hiện nay, so với việc dùng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, suy giảm chức năng gan thận, lại dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc nếu uống trong thời gian dài, xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị hội chứng ruột kích thích đang ngày càng trở nên phổ biến vì:

  • Trái ngược với Tây y chủ trị triệu chứng, “ngọn bệnh”, Đông y chủ trị “gốc bệnh”, tấn công vào nguyên nhân.
  • Như đã phân tích, hội chứng ruột kích thích nguyên nhân thực sự là do cơ địa của mỗi người, cơ địa đại tràng yếu nên đại tràng dễ tổn thương gây rối loạn chức năng gây ra bệnh. Vì vậy, Đông y giúp điều trị triệt để bệnh bằng cách tác động trực tiếp cải thiện cơ địa đại tràng của người bệnh, tăng khả năng tự bảo vệ, từ đó không chỉ hết bệnh mà còn hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
  • Cải thiện bệnh từ gốc một cách an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, không nhờn thuốc.

Tuy nhiên, không phải cứ uống thuốc Đông y là cải thiện an toàn, hiệu quả hội chứng ruột kích thích. Thị trường thuốc Đông y tràn lan sản phẩm tác dụng không rõ rệt, cần lựa chọn những sản phẩm thực sự hiệu quả, uy tín rõ ràng để mua và sử dụng.

6. Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

  • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến. 
  • Tránh stress, căng thẳng kéo dài: Cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ và luôn tạo cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. 
  • Vận động, thể dục thể thao uống nhiều nước: Kiên trì chăm chỉ vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước, thỉnh thoảng có thể lấy lòng bàn tay sờ nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.
  • Chế độ ăn hợp lý: Xây dựng một chế độ ăn điều độ, tăng cường nhiều chất xơ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nên ăn nhẹ, nhai kỹ.

phong-ngua-ruot-kich-thich

7. Tổng hợp các câu hỏi về hội chứng ruột kích thích

7.1 Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua?

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua để đưa vi khuẩn khỏe mạnh trở lại trong ruột, giúp giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý:

  • Nên dùng các loại sữa chua có chứa men vi sinh hoặc chủng khuẩn sống và hoạt động.
  • Nên ăn sữa chua sau khi ăn 1-2 tiếng.
  • Không nên ăn sữa chua khi đói.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có những dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và thông báo cho người có chuyên môn.

7.2 Hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không?

Mặc dù là bệnh lành tính, không nguy hiểm tới tính mạnh nhưng hội chứng ruột kích thích gần như không có khả năng tự khỏi. Người bệnh vẫn cần có những biện pháp giúp khắc phục bệnh hiệu quả như chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng như sử dụng thuốc.

7.3 Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm sống như tiết canh, gỏi cá, rau sống...
  • Gia vị chua cay.
  • Trái cây khô, trái cây đóng hộp.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Những loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate hay bánh quy, mayonnaise, phomai...
  • Thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bắp cải, cảnh xanh, hành...
  • Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê...
  • Các chế phẩm từ sữa.
  • Hoa quả chua.

 7.4 Hội chứng ruột kích thích ăn gì?

  • Thịt nạc: Bao gồm thịt gà, nạc heo, nạc bò và các loại nạc động vật khác.
  • Trứng.
  • Cá hồi và các loại cá giàu omega-3 khác như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá tuyết đen, cá thịt trắng…
  • Các loại rau củ FODMAP thấp như cà chua, bí đao, cải thìa, bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi khoai lang, khoai tây, ớt chuông…
  • các loại trái cây FODMAP thấp như chuối, quả việt quất, dưa lưới, nho, kiwi, chanh, cam quýt, đu đủ, dứa, dâu, bưởi…
  • Quả hạch.
  • Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh…
  • Đồ uống lên men, sữa chua không đường.
  • Nước dùng xương.

7.5 Hội chứng ruột kích thích đau ở đâu?

Các vị trí đau thường gặp là vùng bụng dưới, cụ thể là ở góc phần tư dưới trái.

  • Những cơn đau cấp tính xảy ra trên nền của cơn đau âm ỉ thường xuyên.
  • Ăn có thể khởi phát cơn đau. Đi tiêu có thể giảm bớt cơn đau nhưng không hoàn toàn.

thông tin tư vấn

Ds Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại