Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:43
RSS

Mất ngủ tuổi trung niên nguy hiểm hơn bạn nghĩ! Làm sao để dễ ngủ và ngủ ngon?

Thứ ba, 07/02/2023, 19:18 (GMT+7)

Mất ngủ tuổi trung niên nếu để xảy ra kéo dài sẽ dẫn đến các hệ quả nguy hiểm, ví dụ như rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, béo phì, tiểu đường, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, teo não, thậm chí là đột quỵ và tử vong.

1. Dấu hiệu nào để nhận biết chứng mất ngủ tuổi trung niên?

mat-ngu-tuoi-trung-nien-1
Chúng ta có thể xác định bệnh qua một số dấu hiệu, triệu chứng nhận biết chứng bệnh mất ngủ tuổi trung niên phổ biến như:
  • Khó để đi vào giấc ngủ mỗi tối, mất rất nhiều thời gian và cần sự yên tĩnh hoàn toàn thì mới có thể đi vào giấc.
  • Thậm chí có người còn trằn trọc cả đêm cũng không thể ngủ được.
  • Giấc ngủ không liền mạch, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn.
  • Dễ tỉnh giấc trong lúc ngủ vì một vài tác động nhỏ xung quanh.
  • Bị tỉnh giấc khi ngủ, mỗi lần tỉnh mất ít nhất 30 phút mới có thể ngủ lại hoặc thậm chí tỉnh đến sáng.
  • Tỉnh giấc khá sớm nhưng cơ thể lại cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, rất uể oải, cảm giác như chưa ngủ.
  • Ban ngày cơ thể, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gật.
  • Tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Có biểu hiện của các vấn đề: sụt cân, cơ thể suy nhược, giảm trí nhớ, mất tập trung, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau mỏi, tê bì chân tay…

 

2. Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ tuổi trung niên là gì?

2.1. 90% nguyên nhân gây mất ngủ tuổi trung niên là do thiếu máu lên não.

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Tâm lý học Lodzo, thiếu máu lên não chiếm đến 80% nguyên nhân các trường hợp mất ngủ kinh niên ở mọi độ tuổi, và chiếm 90% nguyên nhân mất ngủ ở tuổi trung niên. Não không được tưới máu đầy đủ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, thiếu dưỡng chất, hệ thần kinh trung ương dần bị suy nhược đến đến mất ngủ và kéo theo hàng loạt vấn đề khác.

mat-ngu-tuoi-trung-nien

2.2. Một số nguyên nhân khác

  • Nguyên nhân do thay đổi hormone

Nữ giới trong khoảng 40-55 tuổi là ở giai đoạn tiền mãn kinh, nam giới trong khoảng 50-60 tuổi là ở giai đoạn mãn dục nam. Trong thời gian này, hormone trong cơ thể có sự biến động rất thất thường. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, vì ngủ cần có sự phối hợp đồng thời giữa cả nội tiết và hệ thần kinh.

  • Nguyên nhân bệnh lý

Càng về tuổi “xế chiều”, con người càng phải đối mặt với nhiều bệnh. Sức đề kháng giảm sút nên khả năng mắc bệnh cũng tăng lên. Trong đó, có rất nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến giấc ngủ tuổi trung niên, điển hình như thiếu máu não, đau nhức cơ xương khớp, các bệnh hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang…), bệnh đường tim mạch, stress, trầm cảm…

  • Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt

Thói quen ăn uống hằng ngày cũng chi phối nhiều đến giấc ngủ. Ví dụ thực phẩm thiếu dinh dưỡng, quá thừa chất béo và đạm, nạp nhiều chất kích thích… gây ra mất ngủ ban đêm, điều này rất dễ hiểu nhưng không phải ai cũng ý thức điều chỉnh lại bản thân về chế độ khoa học.

3. Mất ngủ tuổi trung niên có nguy hiểm không? Có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gì?

Có thể khẳng định ngay chứng mất ngủ tuổi trung niên có thể gây ra rất nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, cao nhất chính là tử vong. Thế nhưng, có một thực trạng đáng nói đó là hầu hết những người tuổi trung niên hiện nay đều không hiểu đúng về bệnh cũng như không có giải pháp phù hợp để giải quyết căn bệnh này. Họ thường đổ lỗi cho tuổi tác, sinh lý và chấp nhận sống chung với bệnh, sống chung với các loại thuốc an thần, thậm chí là lạm dụng thuốc ngủ.

nguyen-nhan-mat-ngu-tuoi-trung-nien


Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng:

  • Tiểu đường, béo phì: Do quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì.
  • Trầm cảm: Người mất ngủ thường xuyên dễ bị trầm cảm hơn gấp 10 lần so với người bình thường (số liệu do Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ cung cấp).
  • Bệnh tim mạch: Nồng độ hormone gây căng thẳng và các chất gây viêm trong máu của những người thiếu ngủ cao hơn rất nhiều so với người bình thường, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
  • Teo não: Mất ngủ kéo dài làm mất 25% tế bào thần kinh trong não (theo tạp chí Neuroscience – Mỹ). Trong khi đó, hãy lưu ý rằng một khi tế bào não bị mất đi thì sẽ không bao giờ khôi phục lại được, từ đó sinh ra các bệnh liên quan đến trí nhớ như teo não, Alzheimer, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ…
  • Dễ bị đột quỵ: Như đã nói, có đến 90% nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ tuổi trung niên là do thiếu máu lên não. Lưu thông máu lên não càng kém thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao.

4. Những phương pháp điều trị chứng mất ngủ tuổi trung niên cần biết

4.1. Thuốc Tây y điều trị mất ngủ

Khi xảy ra tình trạng mất ngủ kéo dài, nhiều người lại tìm đến phương án thuốc ngủ để tìm đến một giấc ngủ nhanh chóng nhờ cơ chế tác động thẳng vào trung khu thần kinh và tiết ra hormones gây ngủ của thuốc ngủ Tây y. Thuốc Tây y điều trị mất ngủ tuổi trung niên còn có thể kể đến một số nhóm thuốc như sau:

  • Nhóm benzodiazepin (phổ biến nhất): Tác dụng gây ngủ, an thần, chống giãn cơ, co giật động kinh. Nhóm thuốc này có thể gây chóng mặt, hay quên, lú lẫn, rối loạn phối hợp vận động, dễ bị phụ thuộc thuốc.
  • Nhóm thuốc thế hệ mới: Zaleplon (Sonata), Eszopiclone (Lunesta), Zolpidem (Ambien)… giảm thiểu bớt các tác dụng phụ nhưng cũng không nên tự ý sử dụng nếu chưa có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Nhóm barbiturat: Tác dụng an thần, gây ngủ và chống động kinh nhưng hiện đã không sử dụng do độc tính cao, có thể gây hôn mê và tử vong.

Việc lạm dụng thuốc ngủ Tây y trong một thời gian dài có thể đem lại tác động xấu đến cơ thể người dùng. Thuốc ngủ có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ như: nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng nặng, thiếu tỉnh táo khi lái xe, giảm trí nhớ, giảm tập trung…

4.2. Một số phương pháp dân gian điều trị mất ngủ tuổi trung niên

mat-ngu-tuoi-trung-nien-2

Mẹo dân gian rất dễ áp dụng lại rẻ tiền và cũng mang lại một số chuyển biến tích cực dành cho những người bị mất ngủ dạng nhẹ. Có một số mẹo dân gian rất đơn giản dành cho những người bị mất ngủ như:

  • Tâm sen: Hầu như ai cũng biết tâm sen có tác dụng an thần, trị mất ngủ tốt. Chúng ta có thể hãm tâm sen với nước sôi để uống mỗi ngày.
  • Nhãn: Cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh, tăng cường chức năng và hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ. Nhãn có thể dụng nấu canh hoặc nấu chè rất dễ ăn.
  • Đỗ đen: Chống oxy hóa, kháng viêm, điều chỉnh lưu thông máu, hỗ trợ cho chứng tiểu đêm, táo bón khá tốt. Có thể dùng đỗ đen nghiền để pha nước uống sẽ cho tác dụng rất tốt.
  • Trà hoa nhài: Hoa nhài có công dụng tương tự như tâm sen, giúp người mất ngủ thư giãn thần kinh, dễ đi vào giấc. Chỉ cần hãm hoa nhài khô với nước sôi và cho thêm một chút đường phèn là có thể uống.
  • Trà gừng: Với tính ấm, cay làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu, trà gừng có thể giúp thư giãn tinh thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đập dập một củ gừng rồi nấu với nước, cho thêm đường phèn để có cốc trà gừng ấm rất dễ uống.

Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có ý nghĩa hỗ trợ bổ sung và có tác dụng với các trường hợp mất ngủ nhẹ, thoáng qua vì hiệu quả mang lại rất chậm, không chữa triệt để căn nguyên gây ra bệnh, tùy từng cơ địa mới có tác dụng.

4.3. Thuốc Đông y điều trị mất ngủ

Khi các giải pháp phía trên bộc lộ những nhược điểm nhất định, nhiều người muốn quay lại tìm hiểu về Đông y trị mất ngủ cho tuổi trung niên. Trong Đông y, mất ngủ được gọi là bất mị (bất: không, mị: ngủ) hoặc thất miên (thất: mất, miên: ngủ). Nguyên nhân chủ yếu được xác định theo y học cổ truyền là tâm tỳ hư, thận âm hư, can khí uất.

thuoc-dong-y-chua-mat-ngu

Có khá nhiều bài thuốc Đông y có thể điều trị tốt chứng mất ngủ ở tuổi trung niên. Mỗi bài thuốc là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược có dược tính nhất định, theo một công thức riêng biệt. Đông y có ưu điểm là trị vào đúng căn nguyên gây bệnh mất ngủ, giúp giải quyết triệt để hơn mà ít để lại tác dụng phụ. Đông y coi trọng chữa nguyên nhân còn Tây y thì tập trung trị triệu chứng. Vậy nên, Đông y thường cho hiệu quả lâu dài hơn.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông y chữa mất ngủ nào cũng tác động đúng căn nguyên gây mất ngủ là do “thiếu máu lên não”. Giữa vô số các sản phẩm, người bệnh cần thật cẩn thận và chú ý khi lựa chọn.

Điển hình trong các sản phẩm Đông y thì Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là một lựa chọn tiêu biểu và tạo được sự yên tâm cho người bệnh. Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 chính là sản phẩm chuyên biệt điều trị mất ngủ đầu tiên của Nhất Nhất Group – một trong những tập đoàn dược phẩm về Đông y thế hệ 2 lớn và uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay. Sản phẩm có điểm nổi bật là được kế thừa theo công thức bài thuốc trị mất ngủ của Ngự y mật phương (Bí truyền Hoàng Cung chuyên dùng để trị mất ngủ cho Nhà Vua và các Quan Đại Thần) đã có từ nghìn đời, đồng thời được sản xuất tại nhà máy hiện đại chuẩn GMP-WHO của Nhất Nhất. Sự kết hợp giữa truyền thống – hiện đại tạo ra được một sản phẩm mới, vẫn giữ nguyên vẹn những nét tinh hoa của bài thuốc cổ truyền nhưng hình thức sử dụng thì tiện dụng, dễ dàng hơn rất nhiều. Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được sản xuất dưới dạng các viên nén nhỏ, chia gói theo liều lượng đủ dùng. Người bệnh không còn phải nấu sắc truyền thống mà có thể uống ngay khi cần.

Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có thể tác động toàn diện và trực tiếp đến căn nguyên gây mất ngủ nhờ các thành phần dược liệu bổ huyết, hoạt huyết quý như Đương quy, Ích mẫu, Thục địa, Xích thược, đồng thời Tâm sen và Lạc tiên giúp an thần, thanh tâm, và Xuyên khung, Ngưu tất sẽ hành khí, hoạt huyết. Về tổng quan, Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2  giúp lưu thông và tăng cường máu lên não, nâng cao thể trạng, tăng đề kháng, giải tỏa căng thẳng stress, giúp cơ thể tĩnh tâm dễ đi vào giấc ngủ tự nhiên, không gượng ép, giúp giấc ngủ sâu trọn vẹn.

5. Cải thiện mất ngủ không dùng thuốc

Dù là áp dụng phương pháp hỗ trợ hay điều trị nào thì người bệnh cũng nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt khoa học nhằm cải thiện và duy trì tốt nhất hiệu quả. Hãy lưu lại những lời khuyên dưới đây nhé:

  • Tập cho giấc ngủ vào đúng giờ, dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc (tuổi trung niên cần 7-8 tiếng để ngủ mỗi ngày). Khi ngủ chỉ nên mặc quần áo mỏng nhẹ, thấm mồ hôi.
  • Có thể vận động nhẹ nhàng một vài bài tập nhỏ để thư giãn gân cốt trước khi ngủ 3-4 tiếng.
  • Không gian ngủ nên đủ tối, đủ yên tĩnh, nhiệt độ dễ chịu, chăn ga sạch sẽ, giường đệm thoải mái.
  • Trước khi đi ngủ tránh ăn no, tập luyện quá sức, tránh stress căng thẳng, tránh các chất kích thích và nên thoát khỏi điện thoại 30 phút trước khi ngủ.
  • Nếu cả ngày không ra ngoài thì vẫn nên tiếp xúc ánh sáng mặt trời để cơ thể dễ nhận biết ngày – đêm.

Những sự thay đổi này khá quan trọng và không hề tốn kém, nhưng nếu mất ngủ tuổi trung niên đã diễn biến thành bệnh thì gần như bắt buộc chúng ta phải tìm đến các sản phẩm hỗ trợ. Hãy cân nhắc ưu - nhược điểm của mỗi giải pháp để đưa ra lựa chọn vừa hiệu quả, vừa an toàn, hạn chế được tình trạng tái phát lại tiết kiệm chi phí tối ưu.

thông tin tư vấn

 

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại