Thông tin trên được cung cấp bởi Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM. Ông Thảo cho biết, tại hội thảo “Cung ứng hàng hóa Tết Đinh Dậu 2017” do Báo Thanh Niên phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM tổ chức ngày 12-12.
Cũng theo ông Thảo, 21% (29/135 mẫu) xúc xích, khô bò, bò viên, chả lụa, chả quế, chạo thịt, khổ qua dồn thịt, pate vi phạm chỉ tiêu chất bảo quản hay còn gọi là natri benzoate.
Thông tin từ báo Người Lao động cho biết, có doanh nghiệp sản xuất giò lụa đã khiếu nại kết quả trên vì cho rằng trong quy trình sản xuất, chế biến không sử dụng natri benzoate nên không thể có tồn dư.
Tuy nhiên, quá trình ra soát cho thấy trong nguyên liệu nước chấm có natri benzoate với hàm lượng 400 mg/lít. Tuy đây là ngưỡng cho phép, nhưng đây là phụ gia không được phép sử dụng cho sản phẩm chế biến từ thịt.
Sau sự việc này, ông Thảo cảnh báo các cơ sở chế biến nên kiểm soát chặt nguyên liệu để bảo đảm sản phẩm không chứa các chất không được phép hoặc tồn dư vượt ngưỡng.
Gần đây một số cơ sở sản xuất giò chả đã chuyển qua sử dụng một loại hoá chất có tên “dai giòn”, được coi là an toàn hơn hàn the. Liệu đây có đúng là loại phụ gia thực phẩm vô hại.
Loại chất phụ gia có tên "dai giòn" được sử dụng trong giò lụa (Ảnh internet)
Phóng viên tri thức trực tuyến phát hiện loại phụ gia “dai giòn” được bán khá nhiều tại một số quầy chợ và trên mạng. Đó là loại bột màu trắng, không mịn, giá bán lẻ là 20.000đ/100g. Người bán cho biết, loại này được sử dụng chủ yếu cho chế biến giò chả, xúc xích, nem.
Người bán hàng cho biết, 1 kg thịt sẽ được trộn với 0,3kg phụ gia dai giòn. Hỏi mua 100g, người bán đi nhanh ra sau quầy, trút ra một bịch nhỏ, cho vào bao xốp đen và đưa cho khách một cách nhanh chóng như sợ bị bắt gặp.