Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:38
RSS

Hàng ngày, có thể bạn đang ăn giấm gạo làm từ... axit đậm đặc này

Thứ hai, 12/12/2016, 14:54 (GMT+7)

Tại một cơ sở sản xuất ở quận Long Biên, cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở sản xuất đang sản xuất giấm từ axit và nước lã. Thiếu chút nữa, loại dấm gạo từ axit này sẽ được tung ra thị trường.

Cơ sở sản xuất này tại đường Phú Viên (Long Biên - Hà Nội), ít ai ngờ rằng trong căn nhà xập xệ lại là cả một xưởng sản xuất với công suất cả nghìn chai giấm mỗi ngày.

Sau khi được vệ sinh qua loa, các loại chai nhựa được chuyển về cơ sở này để sang chiết giấm. Từ hai thùng nhựa 200 lít, thứ nước được người sản xuất gọi là giấm đực bơm thẳng vào các chai nhựa tái sử dụng.

dấm gạo từ axit ở hà nội

Dấm gạo từ axit được phát hiện tại Hà Nội (Ảnh internet)

Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện 2 thùng nhựa đựng nước lã. Cả cơ sở này không hề có thóc gạo hay bất cứ dụng cụ nào để sản xuất giấm. Các công đoạn còn lại của quá trình sản xuất giấm như đóng nắp, dán nhãn đều được làm thủ công tạm bợ- Thông tin từ Báo điện tử VTV.

Công thức để làm 100 lít giấm ở đây là 30 lít giấm pha với 65 lít nước lã, thêm vào những loại phụ gia khác nhằm tạo nên độ chua, mùi thơm và màu sắc giống như giấm gạo. Chủ cơ sở đã cho thêm 4 lít axit axetic công nghiệp và 10% hóa chất tạo màu, mùi. Chủ cơ sở còn cho cả loại axit đậm đặc, bốc khói ngay khi mở nắp can trong quá trình sản xuất giấm.

Theo nguồn tin từ Tri thức trẻ, Sau khi pha trộn hỗn hợp theo thói quen thay vì sử dụng dụng cụ đo đếm, các chai giấm được đóng chai, dán nhãn theo đúng quy định. Những chai giấm thành phẩm tiếp tục được cho vào các vỏ thùng đựng nước khoáng và được chở đi bán tại các khu chợ ở Hà Nội.

Bác sĩ Kim Phụng nhấn mạnh thêm, hiện nay chưa có một nghiên cứu hay số liệu nào chứng minh sự ảnh hưởng của giấm pha axit tới sức khỏe lâu dài của con người. Tuy nhiên, tác hại có thể thấy ngay được thể hiện thông qua sự thẩm thấu của nó trên dạ dày, khiến dạ dày bị bào mòn và gây thủng.

Ngoài ra, giấm pha axit có thể giết chết các men tiêu hóa, làm cho độ pH cơ thể giảm, tác động lên thần kinh làm hại phổi, thận... Trước những thông tin này, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng giấm gạo để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình.

Khương Duy (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.