Thứ sáu, 26/04/2024 | 23:34
RSS

Dùng mắt chim ưng theo dõi tên lửa Triều Tiên, vì đâu Mỹ không hề có ý định bắn hạ?

Thứ năm, 06/07/2017, 09:48 (GMT+7)

Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên phóng ngày 4/7 là tên lửa liên lục địa. Nước này có theo dõi nhất cử nhất động của Triều Tiên, vì đâu lại không bắn hạ?

BC ngày 5/7 dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa 2 tầng mà Triều Tiên phóng hôm 4/7 là vũ khí mà Mỹ chưa từng thấy Bình Nhưỡng sử dụng trước đó.

Người phát ngôn này cũng xác nhận thêm, tên lửa Triều Tiên sau khi được phóng đi từ một bãi phóng mới đã có dấu hiệu tái xâm nhập khí quyển. Ông Davis nói, tên lửa này có khả năng bay được chặng đường hơn 5.500km, nghĩa là đã được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa và đủ để có thể tạo ra mối đe dọa đối với khu vực Alaska của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Davis lý giải, Mỹ và đồng minh quyết định không bắn hạ tên lửa bởi vì họ không đánh giá đó là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là khi hiện chưa có bằng chứng cho thấy Triều Tiên có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa hay liệu tên lửa đã có thể tái xâm nhập khí quyển hoàn toàn chưa.

Tầm bắn 5.500km của tên lửa Triều Tiên. Ảnh: US Defense

Tầm bắn 5.500km của tên lửa Triều Tiên. Ảnh: US Defense

Những đánh giá trên của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Tên lửa này bay được chặng đường khoảng 933km, cao 2.802km và đánh trúng mục tiêu giả định trên biển Nhật Bản

Đài CNN nói rằng trước vụ thử, Triều Tiên đã gắn tầng thứ hai lên đỉnh của tên lửa cũ. Nhiều chuyên gia nghi ngờ chính tầng thứ hai của tên lửa giúp Bình Nhưỡng thành công trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa lần đầu tiên trong lịch sử.

Quan chức Mỹ nói tên lửa Triều Tiên bắn hôm 4.7 là loại mới hoàn toàn. Ảnh: Reuters

Quan chức Mỹ nói tên lửa Triều Tiên bắn hôm 4/7 là loại mới hoàn toàn. Ảnh: Reuters

Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết dữ liệu phân tích khẳng định tên lửa mới của Triều Tiên có tầm bắn khoảng 5.500 km. Điều này đồng nghĩa Triều Tiên đang sở hữu tên lửa đạn đạo nằm giữa tầm trung và liên lục địa.

Với tầm bắn 5.500 km, Triều Tiên đủ sức tấn công tới bang Alaska của Mỹ. Nhiều nghi ngại xoay quanh khả năng Triều Tiên đã gắn được đầu đạn hạt nhân lên tên lửa này hay chưa. CNN cho biết tầng thứ 2 của tên lửa mới đốt nhiên liệu trong 30 giây, giúp nó bay xa hơn so với thiết kế của tên lửa KN-17.

Một quan chức khác cho biết họ đang xem xét khả năng quay trở lại Trái đất của tên lửa mới. Để một tên lửa đạn đạo thực sự là “đạn đạo”, nó phải có khả năng quay trở lại khí quyển mà không bị vỡ thành nhiều mảnh.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.