Chủ nhật, 28/04/2024 | 03:34
RSS

Đẩy lùi tệ nạn ma túy: Bây giờ hoặc không bao giờ

Thứ hai, 05/07/2021, 13:30 (GMT+7)

Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, chung tay đẩy lùi ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Có thể thấy, phòng chống tệ nạn ma tuý không phải là trách nhiệm của riêng ai, riêng cơ quan nào. Nó cần trở thành một phong trào quần chúng, phải có tính xã hội cao. Nhà nhà, người người hợp sức chống tệ nạn ma tuý kết hợp với biện pháp hành chính. Nếu chỉ dùng biện pháp hành chính thì khó có thể ngăn ngừa có hiệu quả tệ nạn ma tuý.
 
Rõ ràng, cần phải sử dụng một hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm trực tiếp vào nguyên nhân của nó và lấy phòng là chính. Trước hết, cần phải củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục phòng ngừa tội phạm ma tuý. 

Các cấp xã, phường cần gắn kết hơn nữa với các gia đình, với tổ tự quản của khu dân cư để đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý. Có thể tổ chức hình thức “liên gia” nhiều gia đình cũng giúp nhau ngăn chặn tệ nạn ma tuý. Hình thức “liên gia” này có thể là những gia đình làm việc cùng cơ quan; cũng có thể là cùng nơi ở; cũng có thể là trong cùng dòng họ.
 
Tiếp tục có những biện pháp tăng cường sự giám sát của nhân dân, tố giác tội phạm ma tuý. Phát động nhiều hơn nữa những phong trào toàn dân phát hiện và tố giác tội phạm ma tuý, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tự quản.
 
Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống tội phạm ma tuý. Công tác giáo dục, tuyên truyền cần có hình thức phù hợp đối với từng đối tượng, từng vùng miền. Cùng với truyền thông đại chúng, cần tăng cường công tác giáo dục trực tiếp. Đưa nội dung phòng, chống tội phạm ma tuý vào các buổi ngoại khoá của nhà trường, nhà văn hoá, các trung tâm thông tin…
 
Tăng cường các hoạt động văn hoá để giải trí vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi, đồng thời quan tâm tạo công ăn việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm.
 
Nâng cao tố chất của mỗi con người. Một con người khi có một “cơ thể khoẻ mạnh và một tinh thần lành mạnh” thì rất khó có thể trở thành tội phạm ma tuý. Để thực hiện có hiệu quả việc này, vai trò của gia đình rất quan trọng. Mỗi gia đình cần chủ động phối hợp với nhà trường, với các tổ chức xã hội khác để cùng thực hiện.
 
Dùng tấm lòng và tình thương yêu để cảm hoá những người đã trót sa ngã vào con đường tội phạm ma tuý. Đương nhiên, với nhiều trường hợp cần có sự nghiêm trị theo hướng “trị một người để cứu muôn người”. Các cơ quan, đoàn thể cần xây dựng một môi trường văn hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên có được điều kiện yên tâm công tác.
 
Nâng cao sự hợp tác phòng, chống ma tuý với các quốc gia. Sự hợp tác này không những chỉ dừng lại ở các vùng miền có biên giới, mà cần nâng tầm hợp tác ở cấp Bộ...

Có thể thấy, phòng chống tệ nạn ma tuý không phải là trách nhiệm của riêng ai, riêng cơ quan nào. Nó cần trở thành một phong trào quần chúng, phải có tính xã hội cao. Nhà nhà, người người hợp sức chống tệ nạn ma tuý kết hợp với biện pháp hành chính. Nếu chỉ dùng biện pháp hành chính thì khó có thể ngăn ngừa có hiệu quả tệ nạn ma tuý.
 
Bên cạnh lực lượng phòng chống tội phạm ma túy thì việc ngăn chặn và đẩy lùi một cách vững chắc tệ nạn ma túy, mại dâm cần phải coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng phải có tính quyết định và cần phải đánh giá đúng thực trạng, nhìn thẳng vào sự thật để có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ trong công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Hưởng ứng chỉ đạo, chỉ thị và chủ Trương của Đảng và Thủ tướng chính phủ, trong nhiều năm qua Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD luôn nỗ lực tìm ra các giải pháp ngăn ngừa người nghiện mới và đưa ra các phương pháp chống tái nghiện đối với người nghiện cũ. Thành tựu 5 năm qua đã minh chứng cho hiệu quả của phương pháp “Chống tái nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý”, trên cơ sở đó Viện PSD đã nghiên cứu phát triển Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” dành cho học sinh, sinh viên, phụ huynh và cán bộ quản lý giáo dục với mong muốn chung tay cùng cộng đồng bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy.

Bộ tài liệu ra đời như là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, căn cơ nhất để giúp nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng để đẩy lùi tệ nạn ma túy nói chung và ma túy học đường nói riêng. Đối tượng cần quan tâm nhất của Bộ tài liệu là thế hệ trẻ học đường, các em học sinh từ cấp Trung học cơ sở trở lên.

Bộ tài liệu gồm 4 cuốn, dành cho học sinh THCS, THPT, giáo viên và phụ huynh. Nội dung tài liệu được tích hợp vào các tiết học và bằng nhiều hình thức phù hợp. Bộ tài liệu sẽ giúp các em học sinh không chỉ nhận thức rõ tác hại của ma túy mà còn được hướng dẫn chi tiết về kỹ năng phòng ngừa các nguy cơ, tình huống không an toàn.

Với cấp độ tăng dần về lượng kiến thức, thông tin nhằm nhận diện các loại ma túy, dấu hiệu nhận biết các loại ma túy và bản chất hóa học cũng như cách thức tác động của ma túy lên não bộ; cũng là cuốn tài liệu hướng đến nhóm đối tượng là người có trình độ cao (giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục) thì hệ thống kiến thức càng quy mô, lý giải khoa học kỹ càng.

TH
Theo Giáo dục & Thời đại