Thứ sáu, 26/04/2024 | 12:19
RSS

Đau thần kinh tọa và cách điều trị, ngăn chặn biến chứng

Thứ tư, 25/05/2022, 12:21 (GMT+7)

Đau thần kinh tọa với những cơn đau kéo dài từ vùng thắt lưng qua mông, tới cẳng chân, thậm chí cả bàn chân. Tổng hợp các thông tin điều trị tại nhà dễ áp dụng cho người bị đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý rất phổ biến hiện nay

Đau thần kinh tọa là gì?

Để biết đau thần kinh tọa và cách điều trị nào hiệu quả, trước hết cần hiểu về dây thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to là 2 dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể mà nó đi qua.

Tình trạng đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa được gọi là đau thần kinh tọa. Triệu chứng điển hình nhất là các cơn đau thắt lưng lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân. Hướng lan của các cơn đau tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tổn thương. Người bệnh thông thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh tọa, không đau cả hai bên.

Đau thần kinh tọa được xếp vào bệnh lý xương khớp phổ biến thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa nhưng phổ biến nhất là do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống. Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, phát hiện và điều trị từ sớm giúp quá trình đẩy lùi bệnh thuận lợi và dễ dàng hơn.

đau thần kinh tọa và cách điều trị

Đau thần kinh tọa thường chỉ diễn ra 1 bên, hiếm khi xuất hiện cùng lúc 2 bên

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Các nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa. Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

1. Bệnh lý xương khớp

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: đây là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến hàng đầu. Khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh và dây thần kinh tọa sẽ gây nên những cơn đau nhức khó chịu.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: tình trạng này cũng gây nên những tổn thương cho dây thần kinh tọa với các cơn đau kéo dài từ vùng thắt lưng, qua vùng hông tới cẳng chân và bàn chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Hẹp ống sống: do tổn thương ở vùng cột sống, các dây chằng có xu hướng dày lên, làm hẹp lòng ống sống, chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Trượt đốt sống: là tình trạng đốt sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu, đâm vào các rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa với các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Các cơn đau có xu hướng tăng nhiều hơn khi đốt sống trượt xa hơn.

2. Tuổi tác

Càng cao tuổi, tình trạng thoái hóa càng diễn ra mạnh, hình thành nên các mỏm gai cột sống hay gai xương chèn ép vào dây thần kinh tọa.

3. Chấn thương

Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông ngã cũng là tác nhân dẫn đến bệnh đau dây thần kinh tọa.

4. Tính chất công việc

Người thường xuyên làm công việc nặng, phải đứng lên ngồi xuống, người ngồi làm văn phòng trước máy tính nhiều giờ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

5. Thói quen sinh hoạt

Đau thần kinh tọa có thể do những thói quen hàng ngày như luyện tập thể dục quá sức, đi giày cao gót trong thời gian dài.

6. Béo phì

Cân nặng quá mức cũng khiến dây thần kinh tọa phải chịu áp lực từ cột sống và gây đau.

7. Di truyền

Những người trong gia đình có người đã mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh của bác sĩ.

đau thần kinh tọa và cách điều trị
Xác định chính xác nguyên nhân giúp tìm ra giải pháp điều trị phù hợp

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh tọa dù không gây ra nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời là:

  • Teo cơ vận động
  • Cứng cột sống
  • Bại liệt
  • Cơ vòng đường ruột hoặc bàng quang bị suy giảm chức năng

Các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà

1. Tập thể dục

Việc tập thể dục hàng ngày giúp giãn nở các mạch máu ở bàn chân, nuôi dưỡng những dây thần kinh bị thương tổn. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp thúc đẩy lượng máu đến các dây thần kinh tốt hơn.

Bạn có thể tập luyện các môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ…

2. Chăm sóc bàn chân

Massage, ngâm chân với nước ấm, chọn giày dép thoải mái… là những cách chăm sóc đôi bàn chân giúp lưu thông máu, tăng lưu lượng máu đến các ngón chân, nuôi dưỡng các dây thần kinh, giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.

3. Thay đổi thói quen

Nên tránh thay đổi tư thế đột ngột, mang vác nặng, ít vận động… Nên điều chỉnh chế độ ăn ít thịt đỏ, dầu mỡ, bia rượu và thay vào đó sử dụng các thực phẩm lành mạnh giàu canxi, trái cây và rau củ để bổ sung khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức khoẻ của dây thần kinh.

4. Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây có hiệu quả nhanh chóng, nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nên cần thận trọng khi sử dụng.

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất. Nhờ việc ức chế Cyclooxygenase, các cơn đau thần kinh tọa được giảm đi đáng kể. Tramadol và Aspirin là 2 loại thuốc khác trong nhóm này.
  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Loại thuốc này còn có tên gọi khác là NSAIDs. Thường ở mức độ đau nhức nặng kèm viêm nhiễm sẽ được bác sĩ kê sử dụng loại này. Thuốc gây ảnh hưởng đến tim, gan, thận,... nên thường được kê cùng thuốc bảo vệ dạ dày,  giảm tiết acid. Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Celecoxib,… là một số loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs.
  • Thuốc giãn cơ: Tolperisone và Eperisone là 2 loại thuốc giãn cơ nhằm giảm tình trạng co thắt ở cơ. Trong khi Tolperisone tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, hiệu quả điều trị nhanh thì Eperisone lại giúp người bệnh thư giãn cơ vân, cơ trơn mạch máu. Thuốc có thể gây ra cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận.
  • Opioid: Đây là loại thuốc giảm đau thần kinh tọa gây nghiện nên người bệnh sẽ chỉ sử dụng thuốc trong các trường hợp đau nặng.

5. Vật lý trị liệu

Một số liệu pháp thường được áp dụng là:

  • Thực hiện massage khu vực đau nhức
  • Thực hiện một số bài tập cột sống thắt lưng hoặc cơ lưng từ đó cải thiện sự linh hoạt của cột sống
  • Thực hiện một số biện pháp nhằm giải áp lực lên đĩa đệm cột sống

đau thần kinh tọa và cách điều trị

Vật lý trị liệu tại nhà nên có chuyên gia giúp đỡ

6. Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, xu hướng mới hiện nay là sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh xương khớp, điển hình là bệnh đau thần kinh tọa.

Bài thuốc Đông y trị đau xương khớp có nguồn gốc thảo dược giúp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, trị các chứng phong tê thấp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ hiệu quả. Chính vì thế sử dụng thuốc Xương khớp Đông y giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả và ngăn ngừa bệnh lý tái phát.  

Hiện nay bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

đau thần kinh tọa và cách điều trịBạn bị:

Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp?

Thoái hóa khớp?

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ?

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng?

Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại