Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:24
RSS

Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt cỡ nào cũng khỏi hẳn sau 1 tuần nhờ ngải cứu

Thứ sáu, 07/04/2017, 11:00 (GMT+7)

Ngải cứu ngoài việc dùng để chế biến các món ăn còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh. Từ lâu trong dân gian đã có rất nhiều bài thuốc hay từ ngải cứu.

Đau nhức xương khớp là chứng bệnh khá phổ biến , đặc biệt là ở người già. Các cơn đau có thể là nhất thời xuất hiện sau một ngày làm việc vất vả nặng nhọc hoặc nó kéo dài triền miên và bùng phát mạnh mỗi khi trời lạnh. Chứng đau nhức xương khớp còn là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh như bệnh viêm khớp, bệnh thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…

Theo lương y Âu Văn Dự (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang), cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.

Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị đau nhức xương khớp. Chỉ cần một chút thay đổi trong cách kết hợp các nguyên liệu khác với cây ngải cứu là bạn có một bài thuốc trị được nhiều chứng bệnh khá hiệu quả.

Ngải cứu là bài thuốc quý trong dân gian

Bài thuốc từ ngải cứu trị đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt cực đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu tươi: 300gr
  • Mật ong: 10ml
  • Nước: 100ml

Cách làm:

  • Ngải cứu tươi rửa sạch dưới vòi nước, giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay cùng 100ml nước đun sôi để nguội.
  • Lọc bỏ bã rồi thêm 10ml mật ong vào hòa cùng nước.

Cách dùng:

  • Dùng đều đặn nước mật ong và ngải cứu sau bữa ăn trưa và chiều 15 phút.
  • Kiên trì dùng đều đặn trong vòng 1 – 3 tuần, các dấu hiệu bệnh sẽ giảm rõ rệt và khỏi nhanh chóng.

Lương y Âu Văn Dự cho biết ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật, sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh. Do vậy, người dân cũng cần phải hết sức thận trọng khi dùng ngải cứu để chữa bệnh.

Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus