Thứ bảy, 20/04/2024 | 17:13
RSS

Mẹo hay trị chứng ngạt mũi cực đơn giản

Thứ ba, 04/04/2017, 19:05 (GMT+7)

Chứng nghẹt mũi có thể trị được khỏi nhanh bằng những cách tự nhiên đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng và khỏi ngay tại nhà, không cần tới kháng sinh.

Nghẹt mũi trời này rất khó chịu, hốc mũi tắc do viêm nhiễm, thở bằng miệng làm không khí vào phổi không được lọc, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi, lâu ngày có thể bị mắc viêm xoang.

Chứng nghẹt mũi khó thở khỏi ngay tức thì nhờ nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp

Những mẹo dễ dàng sau sẽ trị nghẹt mũi nhanh hết:

1. Chữa ngạt mũi bằng nhỏ nước muối

Đây là cách chữa ngạt mũi không mới và là cách phổ biến mà nhiều người sử dụng khi bị cảm cúm ngạt mũi. Trong nước muối có chất kháng khuẩn làm loãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Hãy thử phương pháp vệ sinh mũi đơn giản này và bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

2. Gừng có tác dụng chữa ngạt mũi

Chúng ta thường được biết đến công dụng chữa bệnh cảm lạnh của gừng, hay chữa say rượu. Nhưng bạn có biết gừng có tác dụng chữa ngạt mũi và sung huyết phổi cực hiệu quả. Bạn hãy uống một cốc trà gừng cơn ngạt mũi sẽ qua rất nhanh và mang lại cảm giác ấm áp trong cơ thể. Quá tuyệt vời và đơn giản phải không.

3. Ăn đồ cay nóng giảm ngạt mũi

Bạn có để ý khi vô tình ta ăn đồ cay nóng thì sụt sịt nhiều hơn không, bởi khi đó nước mũi bị làm loãng. Nếu bạn đang bị ngạt mũi nặng hãy ăn đồ cay nóng việc chảy nước mũi sẽ loại bỏ vi khuẩn và bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu không bị ngạt mũi nữa. Đây là một mẹo chữa ngạt mũi đơn giản không phải ai cũng biết.

4. Ngạt mũi hãy uống nhiều nước

Khi bạn bị ốm, lượng nước trong cơ thể bị mất đi khá nhiều, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Nước có tác dụng làm cân bằng cơ thể, thanh lọc những cặn bã trong cơ thể, giải độc và đặc biệt nước có tác dụng làm loãng chất nhầy trong mũi và tăng cường khả năng phục hồi khi bị cảm cúm.

5. Tắm nước nóng cũng có thể làm thông tắc mũi

Một cách thông tắc mũi hiệu quả nữa bạn nên thử áp dụng đó là tắm nước nóng. Thường khi bị cảm cúm bạn sẽ đi kèm với ngạt mũi, bạn hãy tắm nước nóng nhưng hãy tắm nhanh thôi. Hơi nước nóng sẽ làm bạn chảy nước mũi và loại bỏ đi những vi khuẩn gây hại. Mũi bạn sẽ thông trở lại nhanh chóng.

6. Xông hơi hành giảm tắc mũi

Xông hơi là một trong số những cách giảm ngạt mũi hiệu quả

Bạn có biết việc xông nước hành củ hoặc hành lá đun sôi dùng để xông hơi sẽ làm tan nước nhầy mũi và thông ngạt mũi hiệu quả. Khi bạn xông hơi hành, do Allicin trong hành có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn. Nhưng chú ý một tác dụng phụ không mong muốn khi xông hành là nước mắt bạn cũng chảy đầm đìa đấy nhé.

7. Xoa vuốt

Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.

Hoặc lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi, làm nhiều lần trong ngày rất dễ thở.

8. Dùng khăn thấm nước nóng 

Trước khi đi ngủ đặt ở hai tai 10-15 phút sẽ dịu chứng ngạt mũi (do ở tai có nhiều dây thần kinh nhỏ xíu điều tiết máu ở mũi, gặp nóng huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi).

Quá trình ngâm mình hãy thở đúng cách (hít vào phình bụng ra, thoải mái để hơi nước ấm bay lên làm mũi dịu lại và thông dần.

Chăm sóc mũi, xử trí khi cơn nghẹt mũi kéo đến:

Lọ nước muối sinh lý có tác dụng lớn bảo vệ và chăm sóc mũi, nhất là trẻ nhỏ:

-Mỗi ngày nên nhỏ mũi 2 - 3 lần. Nước muối sinh lý giúp chống khuẩn rất tốt, nó làm loãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Còn nếu mũi đang khỏe mạnh, nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý mỗi ngày cũng làm cho mũi được sạch và khiến “vi khuẩn không kịp sản sinh”.

Cách xông mũi: Dùng bát nước nóng và bỏ thêm 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hà hơi nước bốc lên, giúp thông mũi và đẩy sạch nước mũi nhầy ra ngoài.

Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi: Lấy hai ngón tay thuận nhất vuốt dọc nhẹ nhàng từ từ lên xuống sống mũi. Làm 10 lần đờm trong mũi tan ra, hết cơn nghẹt mũi.

Nếu đã sử dụng tất cả các cách trên mà không khỏi nghĩa là bạn đã bị ngạt nặng, hoặc bị ngạt mũi kinh niên, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm kẻo để lâu sẽ có thể ảnh hưởng nhiều đến mắt và não bộ, đau đầu...

PV (T/H)
Theo Đời sống Plus