Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:21
RSS

Đau thần kinh tọa: Những điều mọi bệnh nhân cần biết

Thứ ba, 17/09/2019, 15:42 (GMT+7)

Đau thần kinh tọa có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh. Nguyên nhân do bệnh lý đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh tọa, chiếm khoảng 80%.

đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển, công việc, sinh hoạt của người bệnh

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau, nhưng thường là đau ở một bên.

Đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở những người đang trong độ tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. 

bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông 

Đau thần kinh tọa triệu chứng là gì?

  • Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
  • Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo dây thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng dưới đến mông và mặt sau đùi và bắp chân.
  • Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói hoặc đau dữ dội. Đôi khi có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
  • Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Bệnh thần kinh tọa được xác định là một bệnh lý rất nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, di chuyển của người bệnh. Do tính chất gây đau đớn vô cùng khó chịu khi vận động nên đa phần người bệnh thường cho rằng tất cả các vận động đều không tốt cho quá trình chữa bệnh đau thần kinh tọa và làm gia tăng chèn ép ở gốc rễ thần kinh nơi xuất phát bệnh. Do đó, người bệnh thường có xu hướng kiêng tất cả các hoạt động vận động thể chất kể cả đi bộ, thậm chí có nhiều người còn chọn cách nằm nghỉ ngơi hoặc ngồi hoàn toàn tại một vị trí.

Tuy nhiên đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm bởi việc không vận động lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng co cứng xương khớp, khiến việc vận động sau này sẽ còn gặp khó khăn hơn và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Mặc dù ban đầu việc đi bộ có thể sẽ gây ra nhiều đau đớn khó chịu cho người bệnh nhưng vẫn cần sắp xếp thời gian đi bộ hàng ngày bởi đây cũng là một phương pháp trị liệu hiệu quả mà lại dễ dàng thực hiện.

đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa vẫn nên đi bộ mỗi ngày để giúp trị liệu hiệu quả

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không có lẽ là câu hỏi chung mà người bệnh nào cũng cần giải đáp. Trên thực tế, phải phụ thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị cụ thể mới có thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, trên 90% bệnh nhân có thể phục hồi gần như hoàn toàn nếu như kiên trì điều trị kết hợp với các phương pháp nghỉ dưỡng.

Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa là điều trị theo nguyên nhân, có thể kết hợp cả điều trị nội khoa, ngoại khoa, điều trị thuốc, vật lý trị liệu, điều trị hỗ trợ…

Việc điều trị bằng thuốc sẽ tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh. Thông thường là sử dụng một hoặc phối hợp các loại thuốc như: Thuốc giảm đau paracetamol, NSAID, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, tiêm corticosteroid ngoài màng cứng. Khi dùng thuốc, người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận…

Bởi vậy, để tránh những tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh nên dùng kết hợp thuốc Đông y thế hệ 2 (*) khi điều trị đau thần kinh tọa. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm hơn, nhưng lại tác động đến nguyên nhân, nhờ vậy không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh mà còn ngăn ngừa hoặc hạn chế bệnh tái phát. Thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, được sản xuất theo bài thuốc bí truyền, trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO và được kiểm chứng hiệu quả qua nghiên cứu lâm sàng.

(*) Hội nghị quốc tế thuốc thảo dược tại Seoul, 2013 định nghĩa: thuốc Đông y thế hệ 2 không phải là thuốc hỗ trợ điều trị mà là thuốc điều trị chủ đạo, dùng cho bệnh nặng, được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ và cạnh tranh hiệu quả với tân dược.

 

Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN