Đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề của hệ tiêu hóa
Đau bụng xung quanh rốn là thuật ngữ dùng chung cho những bất thường diễn ra bên trong ổ bụng. Vùng bụng quanh rốn có chứa các cơ quan quan trọng gồm: gan, lách, dạ dày, hành tá tràng, mật, tụy, phía trên của ống niệu quản và thận. Đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề của hệ tiêu hóa xuất phát từ bệnh lý hoặc do chế độ ăn uống.
Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những cơn đau xung quanh rốn. Tùy vào từng vị trí đau và dấu hiệu đi kèm, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân do đâu.
Đau bụng nửa trên rốn:
Nếu thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở nửa bụng trên rốn, có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý sau:
- Bệnh về gan mật: Viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui vào ống mật, sỏi mật, viêm gan, áp xe gan, ung thư gan…
- Bệnh về dạ dày: Viêm loét hành tá tràng, viêm dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày…
- Bệnh về đại tràng: Đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, lồng đại tràng, ung thư đại tràng…
Đau bụng quanh rốn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Đau toàn bộ ổ bụng:
Nếu đau ở rốn, quanh rốn và lan rộng sang một số vị trí hay khắp vùng bụng, người bệnh cần sớm đi khám do tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm sau:
- Lao màng bụng
- Viêm phúc mạc
- Lồng ruột
- Viêm ruột cấp tính…
Ngoài những nguyên nhân trên, những cơn đau bụng ở rốn còn có thể phát sinh do một số nguyên nhân khác như:
- Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh…
- Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân gây đau bụng phổ biến nhất, các chất độc nhanh chóng tác động đến cơ thể và các cơ quan trong ổ bụng.
- Do uống các loại đồ uống có gas, chất kích thích… cũng có thể gây đau bụng.
Đau bụng quanh rốn có nguy hiểm không?
Đối với những cơn đau bụng thông thường, chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn thì có thể không quá nguy hiểm. Cơn đau sẽ nhanh chóng chấm dứt mà không cần điều trị.
Đau bụng kèm tiêu chảy thường xuyên, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng
Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng quanh rốn kéo dài và khiến sức khỏe ngày càng sa sút, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng hoặc khi ăn xong có cảm giác muốn “đi ngoài”, phân nhầy… thì có thể bạn đã bị viêm đại tràng. Người bệnh nên đi khám để được điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nếu đau bụng kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, thành bụng căng cứng, cơn đau dữ dội và liên tục, nôn mửa… thì cần đi cấp cứu ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa thủng dạ dày, tắc mật hoặc ngộ độc thực phẩm cấp.
Cách giúp giảm đau bụng quanh rốn
Khi bị đau bụng quanh rốn không kèm theo các triệu chứng bất thường nguy hiểm, bạn có thể áp dụng những biện pháp như dưới đây, để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau.
- Uống trà gừng ấm: Gừng có tác dụng giảm buồn nôn, chướng bụng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, gừng còn làm giảm các cơn co thắt ruột, giãn mạch,... do vậy sẽ giúp giảm đau bụng.
Uống trà gừng ấm giúp giảm đau bụng, buồn nôn
- Nghỉ ngơi: Điều đầu tiên là khi bị đau bụng, dù bất kỳ nguyên nhân là gì bạn cũng cần phải để cơ thể nghỉ ngơi để tránh cơn đau tăng nặng.
- Chườm túi ấm hoặc khăn ấm: Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau trong đó có các cơn đau bụng quanh vùng rốn. Chườm ấm sẽ giúp làm giãn cơ, giảm co thắt bụng, giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Dùng thuốc Đông y thế hệ 2: Nếu nguyên nhân gây đau bụng là do viêm đại tràng, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý kết hợp dùng thuốc Đông y thế hệ 2, tiêu biểu như thuốc Đại Tràng Nhất Nhất. Thuốc Đại Tràng Nhất Nhất có nguồn gốc từ bài thuốc bí truyền của một lương y ở Hà Nội sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Đại Tràng Nhất Nhất trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp – mạn tính, đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đại tràng Nhất Nhất có nguồn gốc thảo dược
Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0495b/14/QLD-TT
Thông tin chi tiết xem tại đây
|