Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:48
RSS

Đau bụng dưới - nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm!

Thứ sáu, 24/04/2020, 10:06 (GMT+7)

Đau bụng dưới thường bị nhiều người xem thường nhưng đây lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu lơ là, rất có thể bạn đang coi thường tính mạng của mình!

Sự kiện:
đau bụng

Nguyên nhân gây đau bụng dưới qua từng vị trí 

Đau bụng dưới bên trái

Bụng dưới bên trái là nơi chứa nhiều phủ tạng trọng yếu như đại tràng, thận trái, buồng trứng. Do vậy, nếu bạn có triệu chứng đau bụng dưới bên trái, rất có thể những phủ tạng này đang có vấn đề, đặc trưng bởi một số bệnh lý như:

  • Bệnh viêm đại tràng: Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt, kèm theo đó là cảm giác buồn đi ngoài, bụng đầy chướng, ăn không tiêu.
  • Viêm túi thừa: Người bệnh bị đau bụng dưới kèm sốt, buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy chướng bụng.
  • Viêm ruột, tắc ruột, táo bón cũng là những bệnh lý liên quan tới triệu chứng đau bụng dưới bên trái.
  • Rối loạn tiêu hoá: biểu hiện đau âm ỉ, nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, trung tiện thường xuyên. Người bệnh đau bụng do rối loạn tiêu hoá thường gặp vấn đề như thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng từng cơn, đại tiện táo hoặc tiêu chảy ngày càng tăng.

Đau bụng dưới bên phải

đau bụng dưới

Bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng

  • Viêm đại tràng: Theo các chuyên gia tiêu hóa, đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm đại tràng. Do đại tràng ở vị trí xung quanh rốn nên khi viêm đại tràng có thể đau ở các vị trí như đau bụng trái, đau bụng phải, hay đau vùng bụng dưới rốn.
  • Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm với triệu chứng đau dữ dội bụng dưới bên phải, sốt nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy và táo bón. Bệnh cần được phát hiện và xử lý phẫu thuật kịp thời, nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đau bụng dưới rốn

  • Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đau bụng dưới rốn âm ỉ và xuất hiện thành từng cơn, kèm theo triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn bệnh lý mạn tính, gây ra tình trạng đau bụng dưới thất thường, kèm theo đó là cảm giác mót rặn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
đau bụng dưới
Một số rối loạn bệnh lý có thể dẫn tới đau bụng dưới rốn

Phân biệt đau bụng dưới do đại tràng với các bệnh lý khác

Vì đau bụng dưới do viêm đại tràng xuất hiện ở cả bên trái, bên phải và bên dưới rốn, vì thế nên thường bị nhầm lẫn, dẫn đến nhiều hệ lụy.
  • Đau bụng dưới do viêm đại tràng có đặc điểm là:
  • Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới kèm theo cảm giác muốn đi đại tiện.
  • Sau khi đi đại tiện sẽ giảm đau hơn. Tuy nhiên sau khi ăn, uống cafe, sữa hay ăn thức ăn lạ, người bệnh sẽ tiếp tục có cảm giác muốn đi đại tiện.
  • Phân lỏng, kèm nhờn hoặc táo bón.
  • Đa đạng về thời điểm đau bụng: Đau sau ăn, đau khi no hoặc khi ăn thức ăn lạ, chua cay, lạnh, rau sống…

Lời khuyên để phòng tránh và điều trị đau bụng dưới

Theo các chuyên gia, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng này.

  • Bổ sung chất xơ (có nhiều trong rau củ quả) giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, phòng tránh táo bón.

đau bụng dưới
Ăn nhiều rau củ giúp phòng tránh táo bón

  • Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo bởi chúng có thể gây khó tiêu. Kiêng bia rượu, đồ ăn chua cay, đồ tái sống.
  • Bổ sung lợi khuẩn (có nhiều trong sữa chua và men vi sinh) để kích thích hệ tiêu hoá, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách đi ngủ đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, giúp tinh thần thoải mái, giảm stress, nâng cao sức đề kháng, giúp đẩy lùi bệnh nhanh hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị.
  • Sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2
Đối với những ai bị đau bụng dưới, viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hóa thì nên tăng cường sức khỏe cho đại tràng bằng thuốc Đông y. Do thuốc Đông y vừa trị bệnh vừa giúp tăng đề kháng của đại tràng trước tác nhân gây bệnh nên sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tránh tái phát bệnh.

Tuy nhiên lựa chọn được cho mình loại thuốc Đông y tốt để trị bệnh đại tràng không hề đơn giản khi có quá nhiều sản phẩm trên thị trường. Để có hiệu quả thực sự, an toàn và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên tìm hiểu thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 sản xuất từ bài thuốc bí truyền tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi trên toàn quốc.

Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN