Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:24
RSS

Chặn đứng viêm mũi dị ứng thời tiết chưa bao giờ đơn giản như thế

Chủ nhật, 29/03/2020, 16:23 (GMT+7)

Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, không khí có nhiều phấn hoa… đều có thể gây viêm mũi dị ứng thời tiết. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp.

Sự kiện:
Viêm mũi xoang

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có liên quan đến sự thay đổi của thời tiết và các mùa trong năm như:
  • Nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh đột ngột vào lúc giao mùa hoặc ngược lại
  • Sự xuất hiện của phấn hoa theo gió mùa bay vào không khí hay do nấm mốc,…

Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể của người bệnh sẽ tự động tạo ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên gây bệnh. Từ đó hình thành ra một loại hoạt chất có tên là histamine – chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp phải nhiều nhất là trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Đối với người bị viêm mũi dị ứng thời tiết, niêm mạc mũi rất nhạy cảm với thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi, đặc biệt là phấn hoa.

viêm mũi dị ứng thời tiết
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết đang gia tăng một cách đáng báo động

Một số triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết 

  • Hắt hơi: Hắt hơi từng tràng, liên tục nhiều lần không dứt và không thể kiềm chế được.
  • Ngứa mũi: Đây thường là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất, người bệnh ngứa cả hai hốc mũi, một số trường hợp còn lan xuống cả xoang hàm và cổ họng và mắt.
  • Ngạt và tắc mũi: Ngạt một bên hoặc cả hai bên, người bệnh không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng gây khô miệng, đau và viêm họng.
  • Chảy nước mũi: Sau khi hắt hơi thì người bệnh thường có dấu hiệu chảy nước mũi, nước mũi thường trong và loãng, càng dụi mũi nhiều thì càng chảy nhiều nước mũi.
  • Những triệu chứng khác: Ho, mệt mỏi, chảy nước mắt, khó chịu trong người… 

viêm mũi dị ứng thời tiết
Hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết như thế nào

Hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết gần như chưa thể điều trị một cách dứt điểm, bởi vậy thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sẽ giúp ích rất nhiều.

  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra khỏi nhà.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, ưu tiên các loại rau củ quả có màu đậm.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Tránh xa khói thuốc.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức. 
  • Lau dọn sạch sẽ nơi ở, giúp cho môi trường sống luôn sạch sẽ thoáng mát
viêm mũi dị ứng thời tiết
Sử dụng khẩu trang thường xuyên để phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết

Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

1. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

  • Gừng: Rửa sạch và nhai một lát gừng ngay khi bạn cảm thấy ngứa mũi, ngạt mũi.
  • Tỏi và mật ong: Nhỏ mũi với nước ép tỏi và mật ong sẽ giảm triệu chứng rõ rệt. Hoặc đơn giản hơn là ngâm tỏi với mật ong rồi pha nước uống.

viêm mũi dị ứng thời tiết
Tỏi và mật ong có thể giảm triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

2. Sử dụng thuốc trị viêm mũi 

Để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh dùng dài ngày bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. 

3. Dùng dung dịch vệ sinh mũi từ nước muối biển

Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi là một lựa chọn phù hợp để giảm viêm mũi dị ứng thời tiết. Nước muối biển giúp làm sạch, rửa trôi bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng, các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc giúp sát khuẩn, se niêm mạc mũi, giảm viêm. Dạng xịt phun sương giúp dung dịch đi sâu vào các hốc mũi, nhờ đó giúp mũi sạch, đường thở thông thoáng hơn. 

Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN