Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi-xoang xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn trong việc xác định một chất vô hại ngoài môi trường như một kẻ xâm nhập có hại. Những chất này gọi là tác nhân gây dị ứng. Hệ miễn dịch đáp ứng lại tác nhân này bằng cách giải phóng ra histamin và các chất trung gian hóa học, gây nên tình trạng viêm mũi xoang dị ứng với đặc trưng bao gồm: hắt hơi, ngạt, ngứa và chảy nước mũi.
Phân loại viêm mũi xoang dị ứng và nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng
Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau, tùy thuộc vào mực độ nặng của tình trạng dị ứng, có thể biểu hiện những dấu hiệu sau:
Hắt hơi, ngạt mũi là các triệu chứng thường gặp ở viêm mũi xoang dị ứng
Bệnh thường tự khỏi sau vài tuần, lâu hơn cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tuy nhiên, bệnh này không gây sốt. Dịch mũi do viêm mũi xoang dị ứng thường trong và loãng, trong khi dịch mũi do cảm thường đặc hơn. Tương tự như vậy, biểu hiện ngứa (là mắt, mũi, miệng, họng và da) là đặc trưng ở viêm mũi xoang dị ứng mà không gặp ở cảm lạnh hay cảm cúm.
Nếu các triệu chứng như trên ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường ngày của bạn, bác sĩ có thể kết hợp một số biện pháp để chẩn đoán chính xác tình trạng và tác nhân gây bệnh cho bạn, bao gồm: triệu chứng bệnh mà bạn gặp phải, tiền sử bệnh và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán.
Xét nghiệm quan trọng nhất đó là xét nghiệm dị ứng trên da để xác định tác nhân gây dị ứng. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ các tác nhân có thể gây dị ứng và trong da của bạn hoặc nhỏ 1 giọt dị nguyên vào niêm mạc hốc mũi. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát và ghi lại phản ứng trên da hoặc biểu hiện tại mũi của bạn (hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi,…).
Xét nghiệm để xác định tác nhân gây viêm mũi xoang dị ứng
Bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm máu để xác định sự có mặt của kháng thể trong máu của bạn (kháng thể là yếu tố tạo ra từ hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây dị ứng – kháng nguyên). Từ đó xác định được nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng của bạn là gì.
Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn những biện pháp điều trị phù hợp.
Bệnh viêm mũi dị ứng không thể phòng tránh được, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau nhằm giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng:
Bạn nên đóng cửa sổ, đặc biệt trong mùa hoa nở để tránh tiếp xúc với tác nhân
Ngoài ra, bạn nên tránh những tác nhân làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh như:
Bảo vệ mũi xoang bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường về, xịt rửa mũi bằng dung dịch nước muối biển hàng ngày.
Sử dụng dung dịch xịt mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… được các chuyên gia khuyến cáo, giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm ẩm mũi, rửa sạch khoang mũi.