Cần học cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.... Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Đa số những người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 21-30.
Viêm mũi dị ứng gây khó chịu cho người bệnh
Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ. Khi kháng nguyên lạ tấn công lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những lần sau, khi kháng nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể của cơ thể, kết quả sản sinh ra các chất là nguồn gốc gây nên những rối loạn dị ứng.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng bao gồm:
Tác nhân gây dị ứng là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Ngoài ra, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, exsema, tổ đĩa, hen suyễn…) thì tỉ lệ bị bệnh sẽ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng có người không bị. Ví dụ, trong nhà có nuôi chó, mèo thì không phải mọi người đều bị viêm mũi dị ứng vì lông của chúng mà chỉ có một ít số người bị mà thôi. Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác ví dụ qua da hoặc theo đường ăn uống.
Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.
Thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm
Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng
Thường cơn dị ứng xảy ra vào ban ngày, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần rồi tự khỏi
- Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa 2 cơn
Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ vào mùa xuân khi có nhiều phấn hoa bay trong không khí
Giải đáp cho câu hỏi “Tôi bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?” thì bạn cần biết nguyên nhân là do tác nhân lạ gây dị ứng. Ví thế quan trọng nhất là cần hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân này, đặc biệt là những người đã có cơ địa dị ứng và mẫn cảm. Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng). Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng:
Cần vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).
Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
Không ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc…).
Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Việc xịt rửa mũi sau khi đi ngoài đường về mỗi ngày cũng sẽ mang lại hiệu quả do dung dịch xịt mũi giúp làm sạch các bụi bẩn bám trong mũi và giữ độ ẩm sạch cho niêm mạc mũi.
Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc nhiều lớp áo, quàng khăn giữ ấm cổ, đi tất len…
Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể kiểm soát được các tác nhân gây dị ứng, vì vậy sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
Các thuốc thường được chỉ định bao gồm:
Khi 2 biện pháp trên thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp - immunotherapy). Đây là phương pháp cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt có thể cần đến can thiệp ngoại khoa. Đó là khi cần giải quyết bệnh ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.