Theo Sina, cô Trương có con trai là Tiểu Bảo năm nay 6 tuổi chơi game trên điện thoại rất giỏi, hếu hết các loại trò chơi trên di động cậu đều biết chơi. Thấy con trai thích thú với điện thoại, cô Trương còn đưa chiếc điện thoại cũ không dùng cho cho con, để Tiểu Bảo chơi game, không lấy điện thoại của cô dùng.
Tuy nhiên, vào buổi tối điện thoại của Tiểu Bảo chơi hết pin, cậu bé lấy điện thoại của mẹ nhân tiện mua hết đồ trang bị trong game mà từ lâu cậu đã rất thích bằng thẻ ngân hàng tự động trong điện thoại. Đến khi cô Trương phát hiện ra, thì trong thẻ ngân hàng của cô đã bị tiêu không ít tiền.
Điều này khiến cô Trương vô cùng tức giận, cô đã cho Tiểu Bảo “ăn” cái tát rất mạnh, đánh đến nỗi Tiểu Bảo ngã lăn trên nền nhà, và chảy cả máu mũi.
Một lúc sau, khi giận dữ đã dần tiêu tan. Cô nghĩ mình đã đánh con trai hơi nặng tay và rất đau lòng.
Sau đó cô Trương bước vào phòng con trai mình, nhưng thấy cậu bé nằm bất động trên giường, cô Trương gọi tên Tiểu Bảo, nhưng Tiểu Bảo không có phản ứng. Lúc này cô Trương vô cùng lo sợ, vội vàng gọi xe cấp cứu đưa Tiểu Bảo đến bệnh viện, nhưng tất cả đều quá muộn, Tiểu Bảo vì cái tát của mẹ nên bị xuất huyết não, không thể cứu chữa dẫn đến tử vong.
Những bộ phận cơ thể trẻ tuyệt đối không được đánh vào
Đầu là bộ phận mà người lớn cần phải ghi nhớ không được can thiệp vào (Ảnh minh hoạ)
Từ câu chuyện thực tế trên, thiết nghĩ việc phạt khi con nhỏ phạm lỗi, không ngoan là điều cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần ghi nhớ kĩ những yếu điểm trên cơ thể trẻ có thể dẫn đến tử vong nhanh nhất nếu bị đánh vào. Cụ thể:
Phần đầu của trẻ: Bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội cho biết trên Tri thức trực tuyến, trẻ bị đánh lực mạnh vào đầu hoặc va đập mặt phẳng cứng có thể gây chấn thương sọ não. Đây là nguyên nhân tử vong cao, để lại di chứng nặng nề.
Tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ, trẻ có hình thái tổn thương như chấn động não (nhẹ nhất), nứt sọ (tổn thương mạnh đến mức nứt sọ), dập não (tổn thương vào não bên trong hộp sọ), tụ máu não (tình trạng đứt các mạch máu trong não gây chảy máu tạo máu tụ).
Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bất tỉnh, quấy khóc, nôn, đau đầu, kích thích, co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc nước trong, chân tay yếu liệt.
Cổ: Nếu bé bị tấn công vào cổ như đánh mạnh, vật dụng sắc nhọn đâm, bóp cổ,... trường hợp nhẹ gây cảm giác đau, khó thở, sợ hãi. Trẻ bị tấn công mạnh sẽ ảnh hưởng đến sụn thanh quản, cản trở quá trình hô hấp, không đưa được oxy lên não. Bị bóp cổ quá 3 phút dù cấp cứu kịp thời trẻ vẫn có thể bị di chứng bại não.
Ngực: Khi trẻ bị tấn công mạnh vào ngực, nhẹ có thể làm rạn xương sườn, nặng chấn thương phổi gây suy hô hấp cấp và dẫn đến tử vong.
Bụng: Nếu trẻ bị đấm, đạp mạnh vào bụng có thể gây tổn thương ruột, lách và gan. Cấp cứu không kịp thời sẽ xuất huyết nội tạng cực cấp cứu ngoại khoa.
Tai: Rất nhiều bậc cha mẹ có thói quen vặn tai khi con làm sai. Tuy nhiên, xoắn hay vặn tai của trẻ nhỏ khi dạy dỗ sẽ khiến dây thần kinh ở tai bị hư hỏng hoặc thậm chí khiến trẻ bị ngất.
Xem thêm bác sĩ dạy cách vệ sinh mũi tại nhà đúng chuẩn để cả năm bé không bị bệnh hô hấp