TS Vũ Thu Hương đã chỉ ra 4 bước cai nghiện smartphone đơn giản
Smartphone ngày nay đã trở thành vật bất lý thân của nhiều người. Trong số này, nhiều bậc phụ huynh đang dùng điện thoại thông minh, iPad như một bảo mẫu giữ trẻ mà không hề biết đang đẩy con mình vào nguy hiểm. Và thực tế cho thấy trẻ em ngày càng nghiện smartphone và gây ra những hệ quả nghiêm trọng.
Theo số liệu nghiên cứu không chính thức thì trên 80% các bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam được xếp vào đối tượng nghiện smartphone. So với các nước trên thế giới thì tỷ lệ này ở mức độ rất cao.
Vậy liệu có cách nào chữa trị cơn nghiện smartphone? TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa giáo dục tiểu học ĐH Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra 4 bước đơn giản phụ huynh có thể áp dụng. Các bước cai nghiện smartphone này được chính TS Hương áp dụng cho con và đã thành công.
Bước 1: Các phụ huynh đầu tiên là nên can thiệp vào việc sử dụng điện thoại con ở trường. Cha mẹ có thể gọi đến trường báo là con sử dụng điện thoại trong giờ, và thậm chí còn gọi điện cho anh chị em, người thân để hỏi bài trong lúc làm bài kiểm tra. Theo TS Hương, việc phát hiện này sẽ làm cho trường con giật mình và thầy cô nên thể hiện quan điểm nghiêm khắc khi thu điện thoại của con trong giờ học, chỉ trả vào giờ về.
TS Hương nhấn mạnh, nếu nhà trường sợ kiện tụng và mất tài sản nên tịch thu không được triệt để cũng không sao, miễn là con bắt đầu phải quen với việc thỉnh thoảng không có điện thoại để chơi.
Bước 2: Chúng ta có thể lấy cớ các việc con chưa hoàn thành để phạt con tịch thu điện thoại theo giờ. Mỗi tội sẽ tịch thu 2 giờ. Ban ngày con đi học, tối về với mẹ, cứ hôm nào có lỗi sai, các phụ huynh lại tịch thu điện thoại trong 2 giờ. Ban đầu, cả tuần chỉ nên thu 1 buổi.
Đến những tuần sau, con bị tịch thu nhiều hơn. Dĩ nhiên, trong 2 tiếng con không có điện thoại, chúng ta không nên để con ngồi chơi để dễ lên cơn nhớ điện thoại. Các trách nhiệm cá nhân như tắm, giặt, lau nhà lau cửa, gấp quần áo, dọn dẹp…. khiến cho 2 tiếng đó qua đi nhanh chóng. Trong lúc con làm, cha mẹ nên giám sát con cẩn thận để thời gian trôi qua mà con không nhớ đến việc sử dụng điện thoại.
Bước 3: Lấy cớ con bị phạt rồi mà vẫn mắc lại lỗi cũ, cha mẹ ra quyết định tịch thu điện thoại của con trong 2 tiếng tất cả các buổi tối. Tối nào, tớ cũng cầm điện thoại của con đúng 120 phút. Trong 2 tiếng đó, hãy quy định con phải đọc hết 40 trang sách (ko hết tăng thời gian bị cấm điện thoại). Đọc xong, con phải trình bày cho mẹ xem con vừa đọc về cái gì. Thời gian còn lại, cha mẹ yêu cầu con dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và làm những việc cá nhân khác.
Bước 4: Cha mẹ tiếp tục lấy lý do con vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm để tịch thu điện thoại thông minh. Thay vào đó, cha mẹ nên mua máy điện thoại không có tính năng kết nối internet, đổi sim con vào điện thoại đó và tịch thu smartphone trong 2 tuần. Nếu áp dụng theo những bước này, con sẽ không quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh.
TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa giáo dục tiểu học ĐH Sư phạm Hà Nội
Theo TS Hương: "Các bước trên cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì và thực hiện đến cùng của bố mẹ. Phụ huynh không nên đột ngột quát mắng, tịch thu máy của con vĩnh viễn, thu máy không giải thích, hay thu máy mặc kệ con “nhàn cư, vi bất thiện”.
TS Vũ Thu Hương cũng đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh khi bắt đầu “cuộc chiến” cai nghiện điện thoại cho trẻ.
Theo tư vấn của TS Hương, không nên để con nhỏ của bạn sử dụng điện thoại di động hay bất cứ thiết bị không dây nào. Trẻ em dễ bị gây hại bởi bức xạ hơn người lớn rất nhiều lần.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại di động. Chỉ cần điện thoại di động của bạn đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, ngay cả khi bạn đang không gọi điện. Nên hãy tắt điện thoại nếu có thể. Hơn nữa, bạn cấm con sử dụng mà bạn lại cầm suốt ngày thì con sẽ cảm thấy đó là một điều bất hợp lý và đương nhiên là con sẽ đấu tranh để được sử dụng điện thoại.
Nên dừng sử dụng những thiết bị không dây khác, thậm chí cả điện thoại bàn. Tốt nhất cha mẹ nên để máy chính ở cách xa ít nhất ba căn phòng để con khuất tầm nhìn và lệ thuộc vào smartphone.
Xem thêm bé trai bị tổn thương nặng vùng kín sau khi từ lớp mầm non trở về