Bệnh tay chân miệng gây nguy hiểm cho trẻ em
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, từ đầu tháng 9 đến nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng gia tăng đáng kể. Trong đó, nhiều trường hợp dương tính với Enterovirus 71 (virus EV71). Đây là tác nhân gây nhiều biến chứng nặng và tỉ lệ tử vong cao nhưng, các triệu chứng thường không điển hình, dễ bỏ sót.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu EV71. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển vắc xin chống lại EV71 sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự bùng nổ của EV71 và giảm tử vong.
Theo Sở Y tế TP HCM, tháng 12/2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (CFDA) đã phê duyệt vắc xin 1st chống lại EV71, đây là một vắc xin bất hoạt của Viện Sinh học Y tế tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc. Thuốc chủng ngừa được phát triển bởi Viện cho thấy hiệu quả của vaccin là 97,4% (khoảng tin cậy 95%, 92,9% - 99,0%). Vắc xin này dành cho trẻ em từ 6 - 71 tháng, hai liều một tháng.
Một vắc xin thứ 2, cũng là một vắc xin bất hoạt, phát triển bởi Sinovac Biotech Ltd. CFDA đã cấp giấy phép chứng nhận và sản xuất thuốc mới cho vắc xin EV71 Sinovac ngày 30/12/2015. Vắc xin phát triển bởi Sinovac cho hiệu quả là 97,5% (trong 6 tháng) và đạt 94,8% (trong 12 tháng) phòng bệnh tay chân miệng do EV71. Vắc xin dành cho trẻ em từ 6-35 tháng, với hai liều một tháng.
Sẽ sớm có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng do EV71 cho trẻ em
Như vậy, hiện nay đã có 2 loại vắc xin EV71 đang được sản xuất thương mại và bắt đầu sử dụng cho trẻ em Trung Quốc. Sự ra đời của 2 loại vắc xin Sinovac EV71 mang tới cho người dân những hy vọng về việc kiểm soát được căn bệnh tay chân miệng và ngăn nó tiến triển thành dịch bệnh, gây nguy hại tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, để cho phép sử dụng vắc xin EV71 trên toàn thế giới, cần phải chứng minh khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau. Và điều này, cần phải có thêm thời gian nghiên cứu, kiểm chứng sau khi các loại vắc xin EV71 gia nhập thị trường.
Mặt khác, vắc xin EV71 bất hoạt hiện tại có thể chống lại EV71 nhưng không chống lại chủng CVA16, nguyên nhân phổ biến nhất của tay chân miệng. Do đó, cần nghiên cứu phát triển vắc xin đa kháng hoặc vắc xin EV71/CVA16 bao gồm cả các enterovirus gây bệnh phổ biến khác nên là bước nghiên cứu tiếp theo.
Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh tay chân miệng nói chung và tay chân miệng do EV71 gây ra hiện nay là phải vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, nơi sinh hoạt và thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Xem thêm lương y chia sẻ công thức pha nước uống từ nghệ giúp khỏi hẳn bệnh đau dạ dày