Chủ nhật, 24/11/2024 | 09:23
RSS

Bố mẹ nên biết – Cách rửa mũi cho bé an toàn và hiệu quả

Thứ tư, 10/08/2022, 20:49 (GMT+7)

Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi phiền lòng. Khi bé mới chớm bệnh nếu biết được cách rửa mũi cho bé đúng thì sẽ giúp ngừa bệnh tiến triển nặng lên.

rửa mũi cho bé

Học cách rửa mũi cho bé giúp thông tắc mũi hiệu quả

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi khi bị sổ mũi và nghẹt mũi bé vẫn chưa biết cách xì mũi để loại bỏ dịch nhầy chặn luồng khí lưu thông trong mũi. Khi đó việc rửa mũi cho bé sẽ đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả.

Hiện nay, có rất nhiều cách rửa mũi cho trẻ em với nhiều loại dụng cụ đi kèm khá phong phú nhưng sẽ gây không ít khó khăn trong việc chọn lựa. Phần lớn các mẹ chọn rửa mũi cho trẻ với ống tiêm, ống hút mũi dạng bóng đèn, máy hút mũi, dung dịch vệ sinh mũi.

Cùng phân tích cách thức và thời điểm áp dụng các phương pháp rửa mũi cho trẻ dưới đây:

Dùng dụng cụ hút mũi hình chữ U cho bé

rửa mũi cho bé

Dụng cụ hút mũi chữ U giúp loại bỏ dịch mũi dễ dàng

Dụng cụ hút rửa mũi hình chữ U cho trẻ em được bán rất phổ biến ở hiệu thuốc với giá thành phải chăng. Để rửa mũi cho trẻ em bằng loại dụng cụ hút mũi này cần sử dụng thêm nước muối sinh lý loại lọ nhỏ. Mẹ nên tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Giữ cho trẻ nằm im, đầu gối lên cao một chút so với mặt phẳng. Đặt phần đầu vòi lớn hơn vào 1 bên lỗ mũi của trẻ.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào bên lỗ mũi còn lại của bé và đặt đầu thon của dụng cụ hút mũi vào miệng để hút mạnh. Lực hút sẽ lấy đi dịch nhầy kèm nước muối sinh lý ra ngoài.

Bước 3: Đổi bên và tiến hành hút tương tự với phần lỗ mũi còn lại. Nên hút rửa mũi cho bé cho tới khi dịch mũi trong không còn màu xanh đặc.

Sau khi rửa mũi cho bé, bố mẹ nên loại bỏ hết phần dịch nhầy ra khỏi dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ.

Loại hút rửa mũi hình chữ U có thể phù hợp cho trẻ sơ sinh hoặc rửa mũi cho trẻ 1 tuổi cho tới 2 tuổi. Đối với các bé lớn hơn, mẹ có thể sử dụng một số cách rửa mũi khác.

Mẹ cần chú ý nên hút rửa mũi cho bé khi con đang đói, tránh khi vừa ăn no để không khiến bé nôn trớ.

Rửa mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi dạng bóp

rửa mũi cho bé

Dụng cụ hút mũi dạng bóp ít khi được sử dụng để rửa mũi cho bé

Đây là cách sử dụng các loại hút mũi có 1 đầu hình như quả bóng bằng chất liệu cao su. Khi sử dụng loại hút rửa mũi này thì mẹ chỉ cần bóp không khí ra khỏi bóng và nhẹ nhàng đặt đầu hút còn lại vào mũi của trẻ. Từ từ thả bóng cao su ra để tạo lực hút giúp loại bỏ được chất nhầy trong mũi của bé.

Loại hút mũi dạng bóp này thường được sử dụng trong các đơn vị y tế nhiều hơn là sử dụng tại nhà. Vì ở Việt Nam dạng này không được bày bán phổ biến để rửa mũi cho bé vì thường khó sử dụng hơn loại chữ U và không lấy được hết dịch nhầy trong mũi.

Đối với các bé bị sổ mũi với lượng chất nhầy lỏng thì có thể không cần nhỏ thêm nước muối sinh lý để hút ra. Tuy nhiên, với các bé có dịch nhầy đặc trong mũi thì cần phải nhỏ nước muối sinh lý trước khi dùng loại dụng cụ hút mũi dạng bóp này.

Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút rửa mũi giữa các lần sử dụng. Bởi bé sẽ có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn chưa được rửa sạch ở trong ống bóp. Vì thế, nếu dùng loại dụng cụ này nên rửa lại với nước xà phòng ấm, bóp và thả để làm sạch bầu cao su hút mũi.

Cũng như rửa mũi cho trẻ bằng dụng cụ chữ U, mẹ nên rửa mũi cho bé mỗi ngày không quá 3-4 lần để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé gây chảy máu.

Nếu như trẻ nhỏ ghét hút rửa mũi và không hợp tác thì tốt nhất mẹ nên chờ đợi và thử lại sau.

Sử dụng máy hút mũi để rửa mũi cho trẻ em

rửa mũi cho bé

Máy hút mũi giúp rửa mũi cho bé hiệu quả và an toàn

Máy hút mũi ngày càng phổ biến trong nhiều năm gần đây. Vì dễ sử dụng và hiệu quả hơn các loại dụng cụ hút mũi thủ công khác.

Hiện nay có rất nhiều loại máy hút mũi có thể chỉ có một hoặc nhiều tính năng kèm theo. Về nguyên tắc sử dụng, rửa mũi cho bé bằng máy hút mũi tương tự như dùng dụng cụ hút mũi hình chữ U. Tuy nhiên, thay vì dùng lực hút của con người thì dùng lực hút của máy hút các chất đờm dịch trong mũi ra ngoài.

Mỗi loại máy hút mũi đều có hướng dẫn sử dụng riêng nên cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi hút rửa mũi cho bé.

Chú ý cần vệ sinh đầu hút mũi cho bé sạch sẽ sau mỗi lần dùng để không gây lây nhiễm chéo.

Sau khi hút, mẹ nên dùng tăm bông hoặc giấy khô mềm lau khô quanh mũi cho bé.

Sử dụng dung dịch nước muối rửa mũi cho bé

rửa mũi cho bé

Có thể dùng trực tiếp lọ nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé

Nước muối sinh lý là loại dung dịch giúp loại bỏ dịch nhầy đặc trong mũi của bé khi đang bị nghẹt mũi, sổ mũi.

Mẹ có thể lựa chọn cả loại nước muối sinh lý dạng nhỏ hoặc dạng xịt phun sương để rửa mũi cho bé.

Mẹ có thể sử dụng chai xịt nước muối dạng phun sương xịt vào mỗi bên mũi 2 lần và giữ trong 10 giây. Khi đó nước muối sẽ được đẩy lên vùng khoang mũi và đẩy đờm đặc ra ngoài. Sau đó, có thể hút mũi hoặc dạy trẻ hỉ (xì) mũi để đẩy dịch nhầy và nước muối dư thừa ra ngoài.

Cần lưu ý, nếu sau vài ngày thử rửa mũi cho trẻ mà tình trạng nghẹt mũi của bé không cải thiện thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, nếu mẹ phát hiện bé có các biểu hiện khó thở như thở khò khè, lỗ mũi phập phồng, xương sườn co rút hoặc bỏ bú thì cần đưa bé đi cấp cứu khẩn cấp.

Các biện pháp khắc phục nghẹt mũi sổ mũi thay thế rửa mũi

rửa mũi cho bé

Nếu trẻ sợ hút rửa mũi thì bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục khác

Đối với nhiều trẻ nhỏ thì hút rửa mũi là điều rất khó khăn. Trẻ chống đối và khóc nhiều trong quá trình rửa mũi có thể không đem lại hiệu quả làm sạch mũi họng. Ngoài ra, việc nôn trớ sau khi rửa mũi cũng không có lợi cho sức khỏe của bé.

Chính vì thế cha mẹ có thể lựa chọn một số giải pháp thay thế khác khi con bị sổ mũi nghẹt mũi. Cụ thể:

Dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương

Máy tạo độ ẩm hay máy phun sương là một cách giúp làm loãng dịch nhầy đặc trong mũi. Nếu thời tiết khô hanh hoặc bé ngủ trong phòng điều hòa thì nên để máy chạy trong thời gian đó.

Làm ẩm khoang mũi họng sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi sổ mũi của bé cải thiện đáng kể.

Tạo độ ẩm cho khoang mũi

Mục tiêu của việc xử lý nghẹt mũi cho bé chính là làm cho chất nhầy loãng ra để dễ dàng loại bỏ. Hãy cho bé uống đủ nước để cung cấp độ ẩm cần thiết. Dù trẻ bú mẹ hay bú bình thì nên chú ý làm sạch khoang mũi cho bé trước đó để có thể bú được nhiều sữa nhất có thể.

Nâng cao gối cho bé

Khi trẻ nằm thẳng thì chất nhầy bị đọng lại và khiến cho tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng hơn. Nên ngoài giờ ngủ thì mẹ chịu khó bế bé và giữ cho con ở tư thế thẳng càng nhiều càng tốt để chất nhầy dễ thoát ra ngoài một cách tự nhiên.

Trong thời gian ngủ, mẹ có thể kê cao gối của bé lên một chút để con dễ ngủ hơn.

Nhỏ giọt sữa mẹ vào mũi trẻ

Sữa mẹ có thể giúp làm loãng chất nhầy và có đặc tính kháng vi rút nên có thể giúp cho trẻ thông thoáng khoang mũi hơn. Chính vì thế, mẹ cho con bú có thể lấy sữa mẹ nhỏ trực tiếp vào mỗi bên mũi của bé từ 1 – 2 giọt để giúp cho con dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi.

Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Zenko – Xịt sạch, thông mũi giúp vệ sinh niêm mạc mũi cho trẻ hiệu quả

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko với thành phần nước muối biển và các nguyên tố vi lượng được thiết kế dạng xịt phun sương giúp hỗ trợ làm sạch và sát khuẩn mũi cho bé hiệu quả.

Mẹ có thể dùng Zenko xịt vào lần lượt hai lỗ mũi trẻ từ 2 – 3 nhịp mỗi lần để làm sạch khoang mũi cho bé.

Sản phẩm có loại dành riêng cho trẻ em và hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

rửa mũi cho béCông dụng:

• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.

• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại