Tổng hợp 4 phương pháp rửa mũi đúng cách và giúp giảm bệnh mũi xoang hiệu quả
Khi bị nghẹt mũi, khó thở khiến chúng ta dễ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Hiện nay bạn có thể lựa chọn một số loại dụng cụ y tế giúp rửa mũi để ngăn ngừa tắc nghẽn, rửa sạch đờm trong khoang họng.
Bình Neti pot để rửa mũi
Bình rửa mũi Neti Pot có dạng như bình trà giúp rửa sạch khoang mũi
Bình Neti pot có dạng như bình trà có khả năng rửa sạch các khoang mũi khi tắc nghẽn và có nhiều đờm trong mũi. Với hình dạng tương tự một ấm trà nhỏ khi bạn đổ đầy bình bằng dung dịch nước muối (có thể tự pha hoặc mua sẵn).
Sử dụng bình Neti pot rất đơn giản chỉ cần nghiêng đầu vào bồn rửa và đổ dung dịch vào một bên lỗ mũi. Đổ bình để nước muối chạy qua xoang và chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Sau đó lặp lại ở lỗ mũi bên kia.
Dùng bình Neti để rửa mũi rất hiệu quả để loại bỏ các chất nhầy dư thừa, giúp bạn thở ra hiệu quả khi bị sổ mũi, nghẹt mũi.
Bình rửa mũi NeilMed
Rửa mũi với bình NeilMed bằng cách ép dung dịch nước muối vào 1 bên lỗ mũi
Một loại bình rửa mũi giúp hỗ trợ rửa mũi dễ dàng hơn một chút so với dùng bình neti là bình kiểu NeilMed. Bình nhựa mềm và có lỗ nhỏ ở trên cùng. Thường trong bình có bán kèm các túi muối nhỏ để pha nước rửa mũi hoặc bán riêng.
Cách rửa mũi bằng bình rửa mũi NeilMed: Ép dung dịch nước muối vào một bên lỗ mũi, thở bằng miệng khi nghiêng đầu trên bồn rửa.
Tương tự với bình rửa mùi Neti pot, dung dịch nước muối đi qua xoang mũi của bạn và ra ở lỗ mũi của bên kia. Thường mỗi bình rửa mũi dùng được cho cả bên lỗ mũi. Bình rửa mũi loại này rất hiệu quả khi bạn bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng.
Xịt mũi nước muối biển dạng phun sương
Có thể dùng bình xịt phun sương để rửa mũi
Dung dịch nước muối biển dạng xịt phun sương rất phổ biến để loại bỏ chất nhầy trong đường mũi và giúp bạn thở tốt hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy để rửa sạch khoang mũi bằng dung dịch xịt mũi nước biển dạng phun sương này hơi khó nhưng hoàn toàn có thể thực hiện.
Cách rửa mũi bằng dung dịch nước muối biển: Thay vì phun theo nhát vào mỗi lỗ mũi, hãy giữ áp lực trên nút bấm xịt để dung dịch chảy sâu hơn vào xoang mũi và kéo theo chất nhầy trong mũi sang bên kia.
Nước muối rửa mũi không phải là thuốc và sử dụng để rửa mũi không gây tác dụng phụ. Bạn có thể dùng bình xịt nước muối dạng phun sương loại này thường xuyên.
Rửa mũi cho trẻ nhỏ với hút mũi hoặc ống tiêm:
Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, sử dụng các loại bình rửa mũi có thể không khả thi. Nhưng biết được phương pháp rửa mũi đúng cách cho trẻ thì bạn sẽ dễ dàng loại bỏ chất nhầy trong mũi cho bé.
Cách 1: Dùng nước muối sinh lý loại nhỏ và công cụ hút mũi
Có thể rửa mũi cho trẻ bằng công cụ hút mũi
Khi trẻ bị tắc mũi, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy trong mũi để nó chảy ra. Sau đó, hút hết dịch nhầy trong mũi loãng bằng cách dùng ống hút mũi dành riêng cho trẻ.
Tuy nhiên, thực tế, việc nhỏ mũi cho trẻ sau đó hút ra không hề đơn giản. Trẻ sẽ khó chịu và không hợp tác vì không thích bị hút hay nhỏ nước mũi. Vì thế, tốt nhất cả bố và mẹ bé nên cùng hút mũi cho trẻ.
Cách 2: Sử dụng bơm tiêm để rửa mũi cho bé
Bơm kim tiêm loại bỏ mũi tiêm là một công cụ hữu hiệu để mẹ hút mũi cho bé đối với các bé từ 2 tuổi trở lên.
Cách rửa mũi bằng kim tiêm:
- Hút đầy nước muối rửa mũi cho trẻ vào xi lanh.
- Cho trẻ nghiêng đầu ở chậu rửa hoặc bồn rửa mặt
- Đẩy nước muối ở xi lanh vào 1 bên lỗ mũi của trẻ để các dịch nhầy trong khoang mũi ra ở phía lỗ mũi bên kia.
- Làm tương tự nhưng với bên lỗ mũi còn lại.
Các lưu ý để rửa mũi đúng cách tránh viêm tai giữa hoặc viêm xoang
Người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng nên rửa mũi mỗi ngày
- Bạn nên giảm bớt lượng muối trong dung dịch xịt nước muối và cần làm ấm nước xịt mũi (không nên quá nóng hoặc quá lạnh).
- Khi rửa mũi cần kiểm tra xem đã nghiêng đúng một góc 45 độ chưa và không ngả đầu ra sau.
- Cần thở bằng miệng trong khi rửa mũi để tránh gây sặc rất nguy hiểm.
- Hiệu quả khi rửa mũi đúng cách: Chỉ sau 1 – 2 lần rửa mũi bạn sẽ thấy lợi ích rõ ràng. Rửa mũi đúng cách giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt.
- Đối tượng nên rửa mũi: Rửa mũi tốt cho người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm. Rửa mũi an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ
- Đối tượng không nên rửa mũi: Người bị viêm tai giữa hay mũi bít tắc khó thở không nên rửa mũi.