Thứ sáu, 29/03/2024 | 06:30
RSS

Rửa mũi cho bé: Những điều quan trọng ba mẹ cần biết!

Thứ sáu, 08/05/2020, 09:12 (GMT+7)

Rửa mũi cho bé có thể giúp làm thông thoáng đường thở và cải thiện tình trạng khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro, ba mẹ nắm rõ các bước thực hiện.

Sự kiện:
rửa mũi

Tại sao cần phải rửa mũi cho bé?

Mũi vẫn thường tiết dịch để làm ấm và làm ẩm không khí đi qua. Thông thường dịch này không nhiều và có cơ chế đào thải tự nhiên. Tuy nhiên khi bé bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bị viêm mũi dị ứng thì dịch sẽ tiết ra nhiều hơn và đặc hơn. Biện pháp rửa mũi sẽ giúp rửa trôi dịch nhày cùng dòng nước, giúp mũi của bé thông thoáng.

Rửa mũi cho bé
Rửa mũi sẽ giúp mũi của bé thông thoáng

Nên rửa mũi cho bé bằng nước gì?

Nước muối sinh lý có chứa thành phần chính là NaCl (muối) và H2O (nước) được sử dụng phổ biến để rửa mũi cho bé. Bạn có thể mua dung dịch vệ sinh mũi cho bé ở nhà thuốc để sử dụng, rất tiện lợi.

Những lưu ý khi rửa mũi cho bé bằng dung dịch vệ sinh mũi

  • Chỉ nên rửa mũi cho bé khi cần thiết và rửa mũi theo tần suất được bác sĩ chỉ định.
  • Rửa mũi trước khi bé ăn nhằm hạn chế tình trạng nôn trớ và khó chịu.
  • Sử dụng thiết bị hút mũi cho bé nếu dịch mũi quá đặc và nhầy, tuyệt đối không hút mũi bằng miệng nhằm tránh vi khuẩn có hại lây lan sang bé.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé.
  • Nếu bé bị chảy nước mũi, nghẹt mũi do bệnh lý thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Cần thận trọng và sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ.

Rửa mũi cho bé
Sử dụng thiết bị hút mũi cho bé nếu dịch mũi quá đặc và nhiều

Rửa mũi cho bé thường xuyên có sao không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, chỉ nên rửa mũi cho bé bằng dung dịch vệ sinh mũi 3 lần/ngày trong những trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu bé hô hấp bình thường và không có triệu chứng khò khè, chỉ nên rửa mũi cho bé 2 – 3 lần/ tuần.

Không nên lạm dụng biện pháp này vì có thể làm mất lớp nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến mũi bị khô, kích thích, khó chịu và ngứa ngáy. 

Trước khi rửa mũi cho bé cần chuẩn bị những gì?

  • Giải thích một cách đơn giản cho bé về việc rửa mũi trước khi bắt đầu. 
  • Chuẩn bị loại dung dịch vệ sinh mũi uy tín và hiệu quả trên thị trường.
  • Cho bé làm quen trước với loại dung dịch vệ sinh mũi mà bạn định sử dụng.
  • Tham khảo các bước rửa mũi cho bé tại các trang web uy tín hay từ các chuyên gia đầu ngành.

Rửa mũi cho bé
Cho bé làm quen trước với loại dung dịch vệ sinh mũi mà bạn định sử dụng

Các chuyên gia hướng dẫn rửa mũi cho bé như thế nào?

  • Rửa tay sạch với nước và xà phòng trong ít nhất 30 giây. 
  • Chuẩn bị một chai dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng, có uy tín trên thị trường.
  • Cho trẻ đứng trước bồn rửa tay để xả nước, tiếp theo đưa đầu chai dung dịch vệ sinh mũi vào một bên lỗ mũi của bé và bơm nhẹ nhàng nước muối vào (không bịt lỗ mũi bên kia lại)
  • Khi bơm mũi bên phải nên cho trẻ nghiêng đầu sang trái và ngược lại, hướng dòng nước bơm về phía sau đầu của trẻ.
  • Nước muối sẽ đi thông qua lỗ mũi bên bơm và chảy ra từ lỗ mũi bên đối diện, cuối cùng cho trẻ xì mũi nhẹ nhàng sau khi rửa mũi. Nếu trẻ chưa biết xì mũi thì bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi.

Rửa mũi cho bé
Khi bơm mũi bên phải nên cho trẻ nghiêng đầu sang trái và ngược lại

Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi uy tín 

Giữa vô vàn dung dịch vệ sinh mũi trên thị trường, chọn được 1 sản phẩm phù hợp không phải là điều đơn giản. Các chuyên gia đánh giá cao dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, như Chekat. 

Nước muối biển giúp rửa trôi bụi bẩn trong hốc mũi. Các nguyên tố vi lượng giúp sát khuẩn, làm se niêm mạc mũi. 

Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi ở dạng phun sương còn có ưu điểm là làm sạch sâu cả những hốc mũi, nhờ đó giúp làm sạch, cuốn trôi bụi bẩn, làm lỏng gỉ mũi, giúp mũi sạch, đường thở thông thoáng.

Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN