Thứ sáu, 26/04/2024 | 07:28
RSS

Cảnh báo: 5 điều nguy hiểm khi rửa mũi cho trẻ

Thứ tư, 15/07/2020, 07:02 (GMT+7)

Rửa mũi cho trẻ là biện pháp được nhiều mẹ áp dụng mỗi khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… Tuy nhiên, rửa mũi không đúng cách có thể gây ra vô vàn tác hại như viêm tai giữa, chảy máu mũi, đau hốc mũi…

Rửa mũi cho trẻ - hiệu quả nhưng cần biết cách 

Có nhiều ý kiến cho rằng rửa mũi cho con rất an toàn và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mũi họng. Tuy vậy, nhiều mẹ lại khẳng định chính vì rửa mũi mà con bị viêm tai giữa, thậm chí bị viêm mũi họng nặng hơn. 

Thực tế là khi cho con đi khám tai mũi họng, nếu dịch mũi của trẻ đặc, bác sĩ thường đề nghị rửa mũi cho trẻ. Lúc này, trẻ sẽ được nằm trên giường, y tá sử dụng máy có 2 ống (1 ống dẫn nước muối, 1 ống hút dịch mũi) với áp lực chuẩn. Sau khi rửa mũi, hốc mũi của trẻ sẽ sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để hút mũi cho trẻ hàng ngày (hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ) để bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Nếu tự rửa mũi tại nhà, cần thực hiện đúng các thao tác theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn, tránh sử dụng xilanh để rửa mũi. 

Những điều nguy hiểm khi rửa mũi cho trẻ không đúng cách 

Trẻ bị sặc 

Theo BS Trương  Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM: Dùng xilanh rửa mũi cho trẻ rất nguy hiểm bởi loại này có áp lực cao, dễ gây sặc. Trẻ vừa khóc vừa sặc rất nguy hiểm bởi nước có thể vào đường thở của trẻ, vào phổi. 

rửa mũi cho trẻ
Rửa mũi cho trẻ không đúng cách dễ gây sặc, sang chấn tâm lý

Trẻ bị sang chấn tâm lý

Nếu trẻ đã từng bị sặc sẽ rất sợ mỗi khi nhìn thấy bố mẹ chuẩn bị dụng cụ để rửa mũi. Sợ hãi sẽ tạo thành phản ứng bảo vệ, khiến trẻ căng cứng mình, không hợp tác việc rửa mũi hoặc gào thét, lại dẫn đến sặc hoặc không rửa mũi thành công. 

Tổn thương niêm mạc

BS Trương Hữu Khanh cũng lưu ý rằng, việc hút mũi, rửa mũi trẻ với áp lực không chính xác hoặc mạnh quá có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Đầu xilanh nhọn và sắc cũng dễ gây chảy máu mũi, xước niêm mạc mũi của trẻ. 

Nhiễm trùng nặng hơn

Dụng cụ rửa mũi không được làm sạch, không được hấp tiệt trùng, tay người thực hiện không rửa sạch chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn. Tại bệnh viện, tất cả các dụng cụ rửa mũi, hút mũi đều phải được hấp tiệt trùng để đảm bảo vô trùng. 

Viêm tai giữa

ThS.BS Đào Đình Thi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cho biết: Chỉ dùng xilanh rửa mũi khi không viêm. Nếu mũi đang bị viêm (mũi ngạt) mà bơm nước muối sinh lý vào một bên thì bên kia sẽ không chảy ra được. Nước muối bị tắc sẽ xì ra hai bên tai, tồn đọng ở tai cộng với dịch mũi chảy ngược lên sẽ gây viêm tai giữa. 

BS khuyến cáo, chỉ nên dùng xilanh cho những trường hợp bị viêm mũi mạn tính nhưng mũi vẫn thông. Nếu mũi bị nghẹt thì tuyệt đối không áp dụng cách này. Nếu vẫn muốn rửa mũi bằng xilanh thì cần nhỏ thuốc co mạch để thông mũi rồi mới bơm dung dịch rửa mũi vào, tránh gây viêm tai giữa. Chính vì không hiểu điều này nên nhiều mẹ kêu ca: rửa mũi gây viêm tai giữa! 

rửa mũi cho trẻ
Rửa mũi cho trẻ không đúng cách có thể gây viêm tai giữa

Rửa mũi cho trẻ như thế nào là chuẩn? 

- Nhỏ mũi, xịt mũi khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, mẹ cần nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ cho loãng dịch mũi. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể dùng dụng cụ xịt mũi dạng phun sương như dung dịch vệ sinh mũi Zenko để xịt nhẹ 1-2 lần vào mỗi bên lỗ mũi trẻ. Chờ vài phút rồi hướng dẫn trẻ xì mũi ra. Nếu trẻ chưa biết xì mũi thì có thể làm bấc sâu kèn để lấy gỉ mũi và nước mũi ra ngoài. (Hướng dẫn cách làm bấc sâu kèn: Dùng khăn giấy sạch loại dai và mềm cuốn thành sợi dài, 1 đầu tròn, đưa vào lỗ mũi của trẻ ngoáy nhẹ rồi lôi ra. Khăn giấy sẽ mang theo dịch mũi của trẻ ra ngoài). 

- Rửa mũi bằng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng 

Nếu vẫn muốn rửa mũi cho trẻ, cha mẹ nên dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi và tránh gây viêm tai giữa. Thiết bị này được bán khá nhiều tại bệnh viện, hiệu thuốc uy tín, cha mẹ có thể mua về sử dụng. 

Nếu sau 4-5 ngày đã rửa mũi mà các triệu chứng của trẻ không có dấu hiệu cải thiện, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ điều trị phù hợp và kịp thời. 
 

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

- Zenko xịt sạch, thông mũi
- Zenko giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương Nước Biển Sâu của Pháp
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em.
Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Xem thêm tại đây. Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689

Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN