Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:11
RSS

Bật mí 6 nguyên nhân dẫn tới ăn xong đau bụng có thể bạn chưa biết!

Thứ năm, 08/10/2020, 15:00 (GMT+7)

Bạn hay gặp phải tình trạng ăn xong đau bụng đôi khi là đi vệ sinh ngay sau khi ăn. Nhận diện ngay 6 nguyên nhân khiến bạn đau bụng sau khi ăn và cách giảm đau hiệu quả

 ăn xong đau bụng

Nhận biết 6 nguyên nhân khiến ăn xong đau bụng

1. Viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là những vết loét hở, hình thành khi lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày bị phá vỡ - làm hỏng niêm mạc dạ dày của bạn.

ăn xong đau bụng
Loét dạ dày dễ gây ra tình trạng ăn xong đau bụng 

Viêm loét dạ dày gây đau bụng ở vùng bụng trên. Tình trạng ăn xong đau bụng thường xảy ra tùy thuộc vào vị trí vết loét.

Bên cạnh ăn xong đau bụng bạn sẽ thấy kèm một số triệu chứng: khó tiêu, ợ chua, buồn nôn.

Phương pháp giúp giảm đau bụng sau khi ăn do viêm loét dạ dày:

  • Giảm cân (nếu bạn đang thừa cân)
  • Tránh các thực phẩm làm kích thích dạ dày như: cà phê, sô cô la, cà chua
  • Ăn nhiều bữa nhỏ
  • Ăn bữa tối trước 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ
  • Bỏ thuốc lá
  • Uống ít rượu bia
Thông thường, bị Viêm loét dạ dày sẽ được điều trị bằng các loại thuốc làm giảm axit dạ dày hoặc dùng kháng sinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

2. Dị ứng thực phẩm

ăn xong đau bụng
Thực phẩm chứa lactose rất dễ gây dị ứng khi ăn

Một số người bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Sau khi ăn vào đau bụng do dạ dày bị kích ứng. 

Không dung nạp cũng là một dạng dị ứng nhưng nhẹ hơn. Cả dị ứng và không dung nạp đều có thể do nhiều loại thực phẩm khác nhau gây nên.

Một số chất dung nạp khá phổ biến gồm: gluten, lúa mì và lactose. 

Phương pháp giúp giảm đau bụng sau khi ăn do dị ứng thực phẩm:

Nếu nghi mình bị dị ứng thực phẩm gây đau bụng sau khi ăn thì bạn nên ghi lại nhật ký thực phẩm những đồ ăn mình ăn trong ngày. Nhật ký cần ghi rõ cả đồ ăn, đồ uống trong ngày kèm với thời điểm bị đau bụng để xác định loại đồ ăn nào khiến mình bị đau bụng. 

Khi đó, bạn có thể loại bỏ loại đồ ăn đó khỏi thực đơn mỗi ngày của mình.

3. Khó tiêu

Bị khó tiêu khi ăn cũng khiến cho bạn ăn vào đau bụng ngay. Bên cạnh cơn đau còn kèm theo cảm giác đầy hơi, buồn nôn.

Do dạ dày chứa axit để tiêu hóa thức ăn. Đồ ăn giàu chất béo, caffein, đồ uống có đường và rượu sẽ khiến tăng cảm giác khó tiêu hơn. Vì thế nếu bạn thường xuyên gặp phải cảm giác đầy bụng, khó tiêu kèm với đau bụng sau khi ăn thì nên giảm bớt các loại đồ ăn này.

4. Ngộ độc thực phẩm

Ăn xong đau bụng đi cầu ngay lập tức có thể xuất phát từ nguyên nhân bị ngộ độc thực phẩm. Thường là do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng gây ra ngộ độc thực phẩm.

ăn xong đau bụng
Ngộ độc thực phẩm ngoài đau bụng có thể kèm nôn, buồn nôn

Ngoài đau bụng, bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Nguyên do là thực phẩm không được chế biến đúng cách.

Tình trạng này thường tự khỏi nhưng nếu bạn bị mất nước kéo dài, có máu trong phân và dịch nôn thì cần đi khám bác sĩ.

5. Sỏi mật

Sỏi mật là những viên sỏi nhỏ hình thành trong túi mật. Ước tính cứ 10 người thì có 1 người bị sỏi mật, dù không phải ai cũng có triệu chứng.

Sỏi mật thường vô hại nhưng có thể gây đau bụng nếu như sỏi bị mắc kẹt ở các ống dẫn tới túi mật của bạn.

Cơn đau do sỏi mật thường đến bất ngờ và kéo dài tới 5 tiếng. Cơn đau tăng lên khi bạn ăn no.
Phương pháp giúp giảm đau bụng sau khi ăn do sỏi mật

Nếu như bạn nghi ngờ mình đau bụng là do mật thì nên đi khám để tìm các phương pháp loại bỏ sỏi.

Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm cơn đau bụng nhưng bạn nên tránh các loại thực phẩm khiến triệu chứng bệnh tệ đi. Ví dụ như ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

6. Hội chứng ruột kích thích (hay viêm đại tràng co thắt)

ăn xong đau bụng
Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng kèm theo tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón

Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng, đầy hơi và có chất nhầy trong phân. Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt khá lâu dài và được coi là bệnh mạn tính. Thường ăn xong đau bụng nặng hơn. Cơn đau có thể tăng lên hoặc dịu đi sau khi đi ngoài.

Phương pháp giúp giảm đau bụng sau khi ăn do hội chứng ruột kích thích:

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh lối sống và chế độ ăn để giảm đau bụng và các triệ chứng khác.

Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)

Đông y từ lâu đã có các bài thuốc giúp trị viêm đại tràng hiệu quả. Tuy tác dụng chậm hơn thuốc Tây nhưng thuốc Đông y lại an toàn, không có tác dụng phụ mà có hiệu quả trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì không phải ai cũng làm được và có hiệu quả vượt trội. Dù hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc đại tràng là một ví dụ. Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo nên thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.

Kinh nghiệm sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2: 

Với triệu chứng nhẹ, trung bình bạn dùng liều 2 viên/ngày. Với triệu chứng nặng bạn có thể dùng liều cao 4 viên/ngày. Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

Tuy rất hiệu quả nhưng sản phẩm này chỉ có tác dụng với trên 90% người dùng. Thường thì tác dụng phải rõ rệt sau 10-20 ngày dùng, do vậy nếu sau 30 ngày mà tác dụng vẫn chưa rõ rệt thì sản phẩm không hợp với bạn, bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí. 

Bạn nên dùng thêm thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 tăng cường lưu thông máu, dẫn thuốc để gia tăng hiệu quả của thuốc đại tràng.

 

Đại tràng Nhất Nhất là thuốc, không phải là thực phẩm chức năng

ăn xong đau bụngChỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống… Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0495b/14/QLD-TT

Đào Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN