Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:20
RSS

Y học cổ truyền được dùng điều trị cho 92% ca Covid-19 ở Trung Quốc thế nào?

Thứ hai, 08/06/2020, 16:22 (GMT+7)

Liệu pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình từ theo dõi y tế, điều trị triệu chứng nhẹ, vừa, nặng và rất nặng.

Y học cổ truyền được dùng điều trị cho 92% ca Covid-19 ở Trung Quốc như thế nào?
Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ chăm sóc các bệnh nhân bị nhiễm virus Corona tại Vũ Hán ngày 6/2. Ảnh: Reuters

Chính quyền Trung Quốc ngày 7/6 đã công bố Sách Trắng về dịch bệnh Covid-19. Vậy tài liệu này có chứa những nội dung gì?

China Daily trích nội dung cuốn sách cho biết, Trung Quốc đại lục tính tới cuối tháng 5/2020 đã ghi nhận tổng cộng 83.017 ca nhiễm Sars-CoV-2. Trong đó có 78.307 ca khỏi bệnh và 4.634 trường hợp tử vong, tỷ lệ khỏi bệnh tại ‘quốc gia tỷ dân’ đạt 94,3%.

Cũng theo Sách Trắng, 92% số bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng y học cổ truyền Trung Quốc. Liệu pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình từ theo dõi y tế, điều trị triệu chứng nhẹ, vừa, nặng và rất nặng. Và những liệu pháp này được áp dụng trên toàn quốc.

Tại tỉnh tâm dịch Hồ Bắc (Hubei), hơn 90% bệnh nhân được điều trị bằng y học cổ truyền đã cho thấy hiệu quả. Tất cả các trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 hoặc nghi ngờ mắc bệnh đều được điều trị miễn phí.

Hồi tháng 3, truyền thông Trung Quốc cho hay các liệu pháp y học cổ truyền đã “đóng vai trò quan trọng” để ngăn và điều trị Covid-19 cũng như được gửi tới các quốc gia khác như một phần hỗ trợ của nước này.

Được biết, tại Việt Nam Bộ Y tế có Công văn số 1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.

Trong công văn Bộ Y tế yêu cầu cần lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2....

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam cho biết, cần tuân thủ theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19: cách ly, rửa tay, khẩu trang, không tụ tập chỗ đông người, đồ ăn thức uống… Nên dùng theo các bài thuốc hướng dẫn của Bộ Y tế. Cần chú ý tới các cơ sở Đông y có giấy phép, hoặc chứng nhận để được khám, bốc thuốc, phù hợp với mỗi người. Không nên tự mua riêng lẻ tại các hiệu thuốc trôi nổi trên thị trường.

Theo PGS.TS Hồ Bá Do - Nguyên phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng Việt Nam., hướng dẫn sử dụng các bài thuốc của Bộ Y tế  rất cần thiết và cơ bản, toàn diện về phòng chống dịch Covid-19.  Tuy nhiên, người dân không tự ý sử dụng các bài thuốc mà phải có sự tham vấn của các lương y. Tức là sau khi bắt mạch cho bệnh nhân thì các lương y, lương dược vận dụng  kinh nghiệm của mình để gia giảm trong các bài thuốc.

Trong khi đó, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam sử dụng thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam cho biết, có thể dùng 9 loại thảo mộc dân gian quý: Kim ngân hoa, Cúc hoa, La hán quả, Đản hoa, Hạ khô thảo, Tiên thảo, Bông lai, hoa Mộc miên, Cam thảo. Tuy nhiên, không nên tự mua 9 loại riêng lẻ từ các nơi khác nhau mà không có kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng, quy trình sắc thuốc không đảm bảo, làm giảm chất lượng của bài thuốc. 

"Chúng tôi khuyên nên mua trà thảo mộc Dr Thanh đã được kiểm định chất lượng từng khâu chặt chẽ quy trình chiết xuất hiện đại, mang lại hiệu quả mong muốn. Trong trà Thanh nhiệt Dr Thanh Thanh gồm 9 loại thảo mộc: kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ kho thảo, cam thảo, đản hoa, hoa mộc miên, bung lai và tiên thảo. Trong 9 thảo dược này, thì có hai loại cần được nhấn mạnh với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giải độc, hỗ trợ chức năng gan là Kim ngân hoa và Cam thảo", PGS chia sẻ.

Theo Wikimedia, Sách trắng (tiếng Anh: White Paper) là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với mục đích giúp người đọc hiểu về một vấn đề, giải quyết một vấn đề hoặc ra một quyết định. 

Sách trắng bắt nguồn từ chính phủ. Nhiều người cho rằng Sách trắng Churchill năm 1922 là ví dụ sớm nhất về loại hình tài liệu này. Ngày nay, việc xuất bản một sách trắng thể hiện ý định rõ ràng của một cơ quan trong chính phủ để thông qua luật mới.

Kim Hảo (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN