Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:57
RSS

Tổ chức Tọa đàm trực tuyến: ‘Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus’

Thứ hai, 30/03/2020, 09:46 (GMT+7)

Chiều 30/3, tại Hà Nội sẽ diễn ra Buổi giao lưu kết hợp tọa đàm có tên "Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus".

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: ‘Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus’
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: ‘Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus’

Buổi tọa đàm sẽ làm rõ hơn công văn của Bộ Y tế về việc phòng chống Covid -19 bằng y học cổ truyền. Đồng thời hướng dẫn cho người dân những kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết, có thể áp dụng ngay. Tọa đàm do Báo điện tử sức khỏe Cộng Đồng phối hợp với Cổng thông tin TW Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Tintucvietnam.vn tổ chức. Buổi giao lưu cũng đồng thời được livestream phục vụ đông đảo người theo dõi trên một số Fanpage.

Được biết, buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam); TS.Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam; PGS.TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam.

Trước đó, ngày 17/3, Bộ Y tế có Công văn số 1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.

Trong công văn Bộ Y tế yêu cầu cần lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 (nếu có).

Theo Y học cổ truyền, SAR-Cov-2 thuộc phạm vi “Ôn dịch” của Học thuyết “Ôn bệnh học” và có tên “Cảm mạo ôn bệnh”. Bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm: Khởi phát với phát sốt, bệnh cảnh thiên về nhiệt, diễn biến theo quy luật, bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng. Bệnh thường lây nhiễm nhanh và khi phát bệnh thành dịch thì được gọi là “Ôn dịch”.

Nguyên nhân gây bệnh do mùa đông cảm nhiễm phong hàn chưa đủ sức gây bệnh thành phục tà (đông vu thương hàn xuân tất bệnh ôn) khi đến mùa xuân gặp các yếu tố thuận lợi phát thành dịch lệ. Tà khí theo đường phế vệ hoặc vào miệng, hầu họng vào phế. Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, ... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

 

Khang Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN