Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:05
RSS

Bộ y tế ban hành công văn về phòng dịch Covid-19 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền

Thứ năm, 19/03/2020, 11:25 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Y tế vừa ban hành công văn về việc Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền.

Bộ y tế ban hành công văn khẩn về phòng dịch Covid-19 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền
Một đoạn phố Trúc Bạch đã trở thành khu vực cách ly trong đêm 6/3 - Ảnh: Tuổi trẻ.

Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới Covid-19 đang trở thành mối lo toàn cầu. Trong khi các nhà khoa học đang tìm những phương thức mới để chữa trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, thì các bài thuốc Đông dược cổ truyền cũng đang tạo nên những hiệu quả trong thực tiễn điều trị tại tỉnh Hồ Bắc - trung tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc

Việt Nam  hiện tại mới chỉ áp dụng các phương pháp Tây y. Tuy nhiên, vào ngày 17/3 Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1306/BYT-YDCT về Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền (YHCT).

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; bệnh viện y học cổ truyền; khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện 8 nội dung cụ thể.


Công văn của Bộ Y tế vừa có công văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020, gửi về Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT

Theo đó, các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan liên quan trong việc phòng, chống Covid-19 do SAR-Cov-2 gây ra và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh.

Chủ động lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 (nếu có).

Các đơn vị thực hiện các quy định về bào chế, sản xuất thuốc trong bệnh viện đảm bảo chất lượng, cung ứng thuốc cho người bệnh nội trú, ngoại trú theo đúng quy định; Các chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh do SAR-Cov-2 gây ra thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền phải đảm bảo chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, nguồn cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng do SAR-Cov-2 gây ra kèm theo công văn này.

Ngoài ra, Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra để các đơn vị làm căn cứ áp dụng thực hiện và truyền thông tại cộng đồng. Theo đó, là các bài thuốc: Ngân kiều tán, Ngân kiều tán gia giảm, bài thuốc Thanh dinh thang, Bài thuốc Bảo nguyên thang; Dưỡng âm thanh phế thang, Thập toàn đại bổ... 

Mỗi bài thuốc có một thành phần khác nhau nhưng hầu hết trong số đó có thành phần kim ngân hoa, cam thảo. Hiện, kim ngân hoa đã hiện diện trong một số thức uống được người tiêu dùng ưa chuộng từ nhiều năm nay, tiêu biểu là trà thảo mộc Dr. Thanh.

 Bộ y tế ban hành công văn khẩn về phòng dịch Covid-19 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền
Các bài thuốc trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 có kim ngân và cam thảo. Đây là 2 loại thảo mộc có trong trà trà thảo mộc Dr Thanh.

Theo đó, trà thảo mộc Dr. Thanh được chiết suất từ 9 loại thảo mộc cung đình và kim ngân hoa là một thành phần đáng kể (kim ngân hoa, hạ khô thảo, cúc hoa, hoa sứ đỏ hay còn gọi là đản hoa, la hán quả, cam thảo, hoa mộc miên, bung lai, tiên thảo).

Về công dụng của trà thảo mộc Dr. Thanh, trước đây Học viện Quân y cũng đã có đề tài nghiên cứu. PGS.TS Nguyễn Văn Minh, giảng viên Học viện Quân y, Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu tính an toàn và một số tác dụng của trà thảo mộc Dr.Thanh đã khẳng định trà thảo mộc Dr.Thanh có khả năng cải thiện chức năng gan, khả năng chống ôxi hóa và nhiều tác dụng khác. 

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Minh từng cho biết, bởi chiết suất từ 9 loại thảo mộc quý  trong đó có kim ngân hoa nên trà thảo mộc Dr. Thanh giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, ngừa được nhiều bệnh tật. “Đây là những thảo dược quý đã được lưu truyền trong dân gian có tác dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Nếu biết chọn đúng loại trà để sử dụng thì ngoài tác dụng giải khát còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh”, PGS.TS. Nguyễn Văn Minh khẳng định.

Đặc biệt, trà thảo mộc Dr.Thanh có tác dụng rõ rệt đến hệ thần kinh trung ương, giúp tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ, đồng thời tăng khả năng chú ý cũng như tốc độ xử lý thông tin. Sử dụng trà thảo mộc Dr.Thanh sẽ thấy cảm giác cơ thể được thanh lọc, tỉnh táo, hoạt bát, đỡ mệt mỏi, ngủ ngon và ăn ngon hơn.

Kết hợp y học cổ truyền và Tây y để chống lại virus là một phương pháp điều trị mà y tế Trung Quốc đã sử dụng ngay từ cuộc chiến chống đại dịch SARS năm 2003. Khi đó,  Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của thuốc thảo dược trong cuộc chiến này. 

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, Đông y và Tây y Trung Quốc tiếp tục 'song kiếm hợp bích'. Sự hiện diện của y học cổ truyền trong cuộc chiến chống đại dịch Covid -19 tại các bệnh viện của Vũ Hán đã vượt quá con số 80% so với 30% ban đầu. Còn tại các bệnh viện dã chiến (nơi điều trị cho các bệnh nhân nhẹ hơn) thì sự hiện diện này vượt quá 90%.

Mới đây, một số nhà máy lớn ở Hồ Bắc đã đi vào hoạt động để sản xuất đồ uống thảo dược cho những người bị cách ly. Đồ uống được đun sôi và phân phối qua bao bì nhựa. Một nhà máy có thể đáp ứng đồ uống hàng ngày cho khoản 30 nghìn bệnh nhân cách ly.

Được biết, các bài thuốc y học cổ truyền được đưa vào sử dụng kết hợp với Tây y cũng đã được sử dụng kể từ khi bùng phát đại dịch SARS năm 2003. Khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tiến hành nghiên cứu và cũng đề cao vai trò của thảo dược trong cuộc chiến này. 

Năm 2014, Giáo sư Zhang Chenyu đang nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Nam Kinh đã một lần nữa khẳng định vai trò không thể thiếu của Đông y trong việc tham gia ngăn chặn và điều trị các loại virus cúm nguy hiểm. Và trong bài viết có tính bước ngoặt của mình đăng trên tạp chí Cell Research năm 2014, nhóm của Zhang đã phát hiện ra rằng kim ngân hoa, vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị SARS là một vị thuốc có thể loại bỏ virus cúm vô cùng hiệu quả.

 

Phạm Lý
Theo Đời sống Plus/GĐVN