Ảnh minh họa
Bệnh chứng lây nhiễm qua đường hô hấp có biểu hiện sốt ho, sổ mũi, đau mỏi cơ… thuộc chứng ngoại tà “Ôn bệnh” “Ôn dịch” trong Y Học cổ truyền. Đặc điểm chung “Ôn dịch” là dễ lây lan trong cộng đồng, bệnh cảnh diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt có quy luật bệnh sinh đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, bệnh dễ hóa táo nhiệt thương âm tổn thương tân dịch.
Nếu biểu hiện phát sốt, ho, nghẹt mũi sợ lạnh, đau đầu, rêu lưỡi trắng mạch phù sác là “tà ở phần Vệ”. Nếu biểu hiện sốt cao, ho khan không sợ lạnh, miệng khát ra mồ hôi thích uống nước, rêu lưỡi vàng mạch hồng sác là “tà ở phần Khí”. Nếu ho sốt nóng bứt rứt về đêm nhiều, có khi mê sảng, mạch tế sác là “Tà phần Doanh”. Nếu biểu hiện thêm thần chí không yên vật vả mệt mỏi mạch trầm tế sác là. “tà vào phần Huyết”.
Theo Đông y “Ôn dịch” lây nhiễm qua đường hô hấp phần nhiều do “Phong ôn” và “Xuân ôn” bệnh hay phát vào mùa đông xuân, nguyên nhân liên quan thời tiết khí hậu bất thường môi trường vệ sinh không tốt, chính khí hư mà tà khí xâm nhiễm gây bệnh. Khi chữa trị thường phân ra 4 giai đoạn theo Vệ, Khí, Dinh, Huyết.
Nếu người gầy âm hư trọng dụng vị bổ âm dưỡng huyết, tránh vị cay tân tán, phát hãn, nếu người mập yếu khí hư thêm vị bổ khí sinh huyết, người ho đàm nhiều thì thêm vị kiện tỳ hóa đàm... nếu sốt lâu ngày âm hư tâm phiền nên dưỡng âm ích khí, ngoài ra cần ăn uống bổ mát hạn chế vị khô cay nóng, chính khí nhờ đó cải thiện tà khí lui “Nhân cường thì tật nhược”. Đông y còn cho rằng “ngoại cảm “Ôn bệnh” “Ôn dịch” là cảm phong nhiệt dễ bị tổn thương phần âm. Phép trị vừa giải ngoại tà cần trợ giữ phần âm. Còn ngoại cảm phong hàn dễ làm tổn thương phần dương khí, phép trị vừa giải phong hàn cần phải trợ giúp phần dương”.
Lương Y Nguyễn Minh Phúc, Nguyên Phó chủ tịch hội Đông y TP Vũng Tàu chia sẻ, qua thực tế cho thấy chứng bệnh “Ôn dịch” trong Y học cổ truyền tương đồng với bệnh Covid-19 đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi... phép trị chủ yếu giảm các triệu chứng, cũng như bệnh lý kèm theo và tăng cường kháng thể, phòng chống lây nhiễm cho cộng đồng.
Hơn nữa hiện nay “Ôn bệnh” cũng như Covid-19 chưa có thuốc đặc trị chủ yếu nhắm đến việc chữa trị các triệu chứng viêm long đường hô hấp và phòng trị bệnh nền kèm theo, người yếu tăng cường sức khỏe sức đề kháng. “chính khí mạnh tà khí lui”.
Vừa qua Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Hồ Bắc cho biết đã dùng thuốc Đông y có tên "công thức 4" điều tri cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có kết quả rất tốt.
Nhiều thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm chữa “Ôn bệnh” cho rằng Bệnh Covid-19 cũng thuộc một loại “Ôn dịch” trong Đông y. Nếu được phép tham gia hổ trợ cùng với YHHĐ điều trị Covid-19 thời nên dùng bài thuốc chữa “Phong ôn”, “Xuân ôn” trong YHCT vì đây cũng là mục tiêu để chữa trị triệu chứng bệnh nền kèm theo chứng Covid-19 hiện nay. Sau đây là một bài thuốc tiêu biểu cổ phương gia giảm phòng trị chứng “Ôn bệnh” “Ôn dịch” đồng thời tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch hầu như bài thuốc không có tác dụng phụ.
Trường hợp nếu nhiễm đã sốt cao ho đau họng mạch phủ sác nên dùng bài Ngân Kiều Thang gia giảm”gồm: Kim ngân hoa 30g, liên kiều 30g, cát cánh 20g,trúc diệp 20g, kinh giới bông 14g, đạm đậu xị 20g, ngưu bàng tử 14g, bạc hà12g cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1-2 thang trẻ em ít hơn liều 1/2.
Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tuyên phế giảm ho… Chữa cảm sốt “cảm cúm”, viêm phế quản cấp, ho gà, viêm amidale cấp…
Nếu biểu hiện ho khan ho sốt nhẹ mới bệnh có thể dùng bài Tang cúc ẩm gia giảm gồm: Tang diệp 18g, cúc hoa 16g, hạnh nhân14g, liên kiều14g, cát cánh 14g, lô căn 16g, bạc hà 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1-2 thang trẻ em nhỏ dùng liều ít 1/2.
Nếu sốt kéo dài miệng khô khát nóng bứt rứt về đêm, nên dùng bài Trúc diệp thạch cao thang gia giảm gồm: Trúc diệp 20g, thạch cao 40g, mạch môn 20g, nhân sâm 14g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, gạo tẻ 40g. Sắc uống ngày 1-2 thang trẻ em ít hơn 1/2.
Nếu biểu hiện ho khan ho cơn tức ngực sốt đàm vàng. Nên dùng Bài Tả bạch tán gia giảm gồm: Tang bạch bì 18g, hoàng cầm 14g, cát cánh 14g, bạch linh 16g, xuyên bối mẫu16g, mạch môn 16g, địa cốt bì 14g, tri mẫu 14g, bạc hà 12g, cam thảo 6g, đại táo 18g, sinh khương 6g. sắc uống ngày 1 -2 thang trẻ em dùng liều ½ hoặc ít hơn.
Tác dụng của bài thuốc này là thanh tả phế nhiệt, bình suyễn, chỉ khái…. Bài rất thích chứng ho khan, ho cơn, cầu táo, tiểu vàng, trẻ em ho sốt đàm vàng kéo dài đã dùng nhiều ngày kháng sinh không khỏi.
Các bài thuốc Đông y này đã được các thế hệ thầy thuốc đúc kết sử dụng lưu truyền. Tuy nhiên phòng trị “Ôn bệnh” “Ôn dịch”, cần phải hết sức thận trọng lựa chọn bài thuốc phù hợp theo giai đoạn như Vệ, Khí, Doanh, Huyết, nếu người hư nhược cần bổ dưỡng tăng cường chính khí.
Lưu ý, những bài thuốc cổ phương trên sử dụng tốt để chữa trị phòng ngừa chứng bệnh Covid-19 gây nên như sốt ho, mệt nhức mỏi… chứ không chữa được virus Covid-19. Theo Bộ y tế tại thời điểm này “chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra.
Trước đó, ngày 17/3, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1306/BYT-YDCT về Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền (YHCT).
Ngoài ra, Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra để các đơn vị làm căn cứ áp dụng thực hiện và truyền thông tại cộng đồng. Theo đó, là các bài thuốc: Ngân kiều tán, Ngân kiều tán gia giảm, bài thuốc Thanh dinh thang, Bài thuốc Bảo nguyên thang; Dưỡng âm thanh phế thang, Thập toàn đại bổ...
Mỗi bài thuốc có một thành phần khác nhau nhưng hầu hết trong số đó có thành phần kim ngân hoa, cam thảo. Hiện, kim ngân hoa đã hiện diện trong một số thức uống được người tiêu dùng ưa chuộng từ nhiều năm nay, tiêu biểu là trà thảo mộc Dr. Thanh.