Thứ bảy, 27/07/2024 | 07:06
RSS

Viêm phế quản ở trẻ: Nhận biết sớm, điều trị ngay!

Chủ nhật, 12/05/2024, 05:49 (GMT+7)

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ, đặc biệt là thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường như hiện nay. Mỗi bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em để chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bé yêu.

 

 

Cần sớm nhận biết dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

MỤC LỤC:
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản ở trẻ do đâu?
Dấu hiệu nhận biết bé viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ có cần đi khám không?
Điều trị viêm phế quản ở trẻ như thế nào? 

Viêm phế quản là bệnh gì?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với tình trạng viêm cấp khí quản và các phế quản lớn.

Nguyên nhân chính là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập khiến đường hô hấp bị sưng viêm, tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đối tượng thường mắc phải là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Viêm phế quản ở trẻ do đâu?

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch ở trẻ em còn yếu và chưa hoàn thiện. Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các bệnh lý tai – mũi – họng thì những virus, vi khuẩn lại càng hoạt động và tấn công mạnh hơn.

Virus là nguyên nhân thường gặp dẫn đến căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Ngoài ra, một số yếu tố khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản như cơ địa dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn dịch, môi trường sống có nhiều khói bụi…

Dấu hiệu nhận biết bé viêm phế quản

Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất ở trẻ trong thời điểm giao mùa.

Trẻ bị viêm phế quản sẽ có các triệu chứng, dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi
  • Kèm theo tình trạng khò khè, khó thở
  • Ho khan hay ho có đờm, cơn ho có thể xuất hiện nhiều hơn lúc về đêm hoặc sáng sớm
  • Trẻ bị sốt, khi nhiễm virus trẻ thường sốt cao trên 39 độ C
  • Triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, đau cơ, nôn ói, bỏ bú…

Viêm phế quản ở trẻ có cần đi khám không?

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

  • Trẻ tím tái, khó thở
  • Trẻ thở nhanh, có hiện tượng thở co lõm ngực
  • Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với các thuốc hạ sốt
  • Trẻ bỏ bú, ngủ li bì, khó đánh thức.

Điều trị viêm phế quản ở trẻ như thế nào?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nếu viêm phế quản do virus gây ra, thuốc và biện pháp điều trị chủ yếu giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tự phục hồi.

Nếu xác định nguyên nhân do vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh điều trị.

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây để có thể chăm sóc và bảo vệ con mình một cách tốt nhất:

Giữ ấm và vệ sinh mũi cho trẻ

Dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, nước muối biển… để nhỏ mũi cho trẻ nhiều lần mỗi ngày.

Dùng thuốc hạ sốt

Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, đặc biệt là ban đêm. Với những trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Bố mẹ có thể chườm ấm vùng nách, cổ, bẹn cho trẻ để giúp hạ nhiệt độ cho bé.

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Viêm phế quản ở trẻ nếu do virus gây ra thì kháng sinh không có hiệu quả điều trị tiêu diệt bệnh. Bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh vì có thể dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe sau này.

Chú ý chế độ ăn

Bổ sung dinh dưỡng đúng cách là một trong những phương pháp giúp trẻ mau hồi phục.

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, các loại củ quả giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin C như: Bưởi, cam, dâu tây, cà rốt, rau chân vịt, súp lơ xanh, ớt chuông, cải thìa…

Trong các bữa ăn của trẻ nên bổ sung đa dạng, nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein như các loại thịt đỏ, thịt trắng, hải sản, cá hồi, trứng, sữa, ngũ cốc…

Trẻ mắc viêm phế quản thường bị đau họng, mệt mỏi nên rất dễ chán ăn. Do đó, bố mẹ nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng như cháo hoặc súp để trẻ dễ nuốt.

Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lúc. Bởi cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ khiến trẻ không ăn được nhiều và dễ bị nôn ói.

Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây bởi khi bị viêm phế quản cơ thể rất dễ bị mất nước. Không những thế, đây còn là cách giúp đào thải độc tố và làm giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ.

Nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để bổ sung dưỡng chất

Dùng xịt họng thảo dược

Với những trẻ bị kho, ngứa họng, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng dung dịch xịt họng chiết xuất từ thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.

Dung dịch dạng xịt với vòi xịt dài giúp đưa dung dịch đến vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản.

Dung dịch xịt họng thảo dược dành cho trẻ em (ví dụ: Xịt Họng Nhất Nhất Kid) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, cha mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho trẻ.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid

Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.
Phụ liệu: Natri benzoate, tinh dầu cam, aspartam, glycerin, stevia, xylitol, nước tinh khiết.

Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Cách sử dụng:
Lắc kỹ trước khi dùng
- Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Có thể xịt nhiều lần, từ 10 đến 15 lần/ ngày.

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại