Viêm mũi vận mạch ở trẻ em là tình trạng viêm mũi không dị ứng
MỤC LỤC:
Viêm mũi vận mạch là gì?
Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch ở trẻ em
Triệu chứng viêm mũi vận mạch
Biến chứng viêm mũi vận mạch
Cách điều trị viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn, là một dạng viêm mũi không dị ứng phổ biến nhất.
Viêm mũi vận mạch là các mạch máu nhỏ trong mũi bị giãn rộng ra do một tác động nào đó, gây xung huyết và tắc nghẽn. Tình trạng này dẫn đến hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Bệnh có thể ảnh hưởng tới cả người già và trẻ em nhưng phổ biến xảy ra trong độ tuổi 20 - 40.
Trẻ nhỏ thường xuyên mắc phải các đợt viêm mũi do dị ứng, do đó việc chẩn đoán và điều trị viêm mũi không liên quan đến dị ứng thường ít được quan tâm.
Viêm mũi vận mạch là do các mao mạch mũi bị giãn nở và phù nề
Khác với viêm mũi do dị ứng, viêm mũi vận mạch thường khởi phát bởi các tác nhân không gây dị ứng, không nhiễm trùng hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.
Sự khởi phát bệnh có thể liên quan đến rối loạn điều hòa tự chủ của các dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm và thụ cảm đau trong niêm mạc mũi.
Điều này làm tăng khả năng phản ứng với các kích thích khác nhau, tăng tính thấm thành mạch và tăng tiết chất nhầy từ các tuyến dưới niêm mạc mũi.
Kết quả các mạch máu trong mũi giãn nở, lấp đầy mô lót bên trong mũi, cản trở đường thở và gây ngạt mũi, khó thở.
Các yếu tố nguy cơ có thể khởi phát bệnh bao gồm:
Ở người lớn, một số vấn đề có thể liên quan tới viêm mũi không dị ứng bao gồm:
Khác với viêm mũi do dị ứng, viêm mũi vận mạch thường không gây ngứa mũi, ngứa hoặc chảy nước mắt, ngứa họng.
Các triệu chứng phổ biến gồm:
Một số triệu chứng đặc trưng ở trẻ em bao gồm:
Triệu chứng phổ biến ở viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch có thể gây ra các biến chứng tương tự như viêm mũi dị ứng. Chúng bao gồm:
Việc điều trị viêm mũi vận mạch quan trọng nhất là giảm triệu chứng bệnh và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Triệu chứng viêm mũi vận mạch có thể điều trị bằng các thuốc:
Thuốc thông mũi
Các loại thuốc thông mũi như Phenylephrine hoặc Pseudoephedrine được kê để giảm tình trạng nghẹt mũi. Thuốc có tác dụng làm loãng dịch nhầy, phòng ngừa và chữa nghẹt mũi.
Thuốc xịt mũi nước muối OTC
Rửa mũi bằng nước muối vài lần mỗi ngày, giúp giảm viêm sưng và kích ứng, làm dịu niêm mạc mũi và giảm đau. Ngoài ra một số loại dung dịch xịt mũi còn có tác dụng chống nhiễm trùng, làm loãng và loại bỏ dịch nhầy ứ đọng trong đường mũi.
Thuốc xịt mũi corticosteroid
Thuốc xịt mũi corticosteroid như Fluticasone thường được dùng để điều trị viêm mũi, làm dịu tình trạng sưng tấy và giảm đau nhức hiệu quả. Nếu những triệu chứng không giảm hoặc nặng nề, có thể chuyển sang dùng mometasone.
Thuốc kháng cholinergic
Một loại thuốc kháng cholinergic như ipratropium bromide được chỉ định cho những bệnh nhân bị chảy nước mũi dữ dội.
Thuốc xịt mũi kháng histamin
Có tác dụng làm giảm viêm mũi và các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi…
Phẫu thuật
Thường được chỉ định trong các trường hợp dùng thuốc không hiệu quả hoặc yếu tố nguy cơ liên quan đến sự sai lệch cấu trúc như polyp mũi hay lệch vách ngăn mũi.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn như:
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Duy trì độ ẩm thích hợp ở nơi làm việc và ở nhà giúp giữ ẩm cho đường mũi, giảm kích ứng trên niêm mạc mũi và làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước và bổ sung trái cây, nước ép hoa quả, hạn chế các loại thức uống có chứa caffein hay đồ uống có cồn giúp giảm khô mũi họng.
Xịt mũi, rửa mũi
Để làm sạch dịch nhầy trong khoang mũi, thông thoáng mũi, nên xịt mũi, rửa mũi thường xuyên.
Để rửa mũi, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý. Sử dụng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh sử dụng xilanh vì xilanh tạo áp lực mạnh, dễ làm đau niêm mạc mũi.
Để xịt mũi, cách đơn giản là sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Dung dịch vệ sinh mũi dạng phun sương (ví dụ như Zenko) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: Công dụng: |