Viêm mũi xoang đợt cấp gây nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi, xảy ra khi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân dị ứng tấn công vùng niêm mạc xoang cạnh mũi, làm niêm mạc phù nề, tăng tiết nhầy, khiến chất nhầy tích tụ lại và gây ra tình trạng tắc nghẽn các xoang.
Do xoang mũi nằm trong hệ hô hấp, đảm nhiệm chức năng làm ấm và lưu thông không khí qua mũi trước khi được đưa xuống đường hô hấp dưới nên nếu xoang mũi bị tắc nghẽn thì không khí lưu thông khó khăn hơn và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
Khi bị viêm mũi xoang, người bệnh có thể mắc các triệu chứng gồm ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi được mùi, đau đầu, đau nhức vùng mặt, mặt hơi sưng, dịch mũi chảy xuống cổ họng có thể gây ho. Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện sốt.
Dựa theo thời gian mắc bệnh mà chia viêm xoang thành các loại sau:
So sánh xoang khỏe mạnh và viêm xoang
Do thời gian mắc viêm mũi xoang cấp ngắn và dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh khác, nên người bệnh có thể dựa theo một số dấu hiệu sau để phân biệt viêm mũi xoang cấp với các bệnh lý khác:
Đây là 2 bệnh có biểu hiện khá giống nhau, tuy nhiên nếu thấy có mủ trong hốc mũi, bệnh nặng hơn và kéo dài 5-10 ngày thì khả năng cao bạn đang mắc viêm mũi xoang cấp.
Thông thường đau nhức thái dương hàm sẽ gây đau đầu, nặng mặt và không có hiện tượng ngạt mũi, sổ mũi như viêm xoang. Đau nhức khớp thái dương hàm có thể đau vào bất kỳ thời gian nào, đau nặng hơn khi nhai, còn viêm mũi xoang cấp thường hay bị vào thời điểm giao mùa hoặc do người bệnh hít phải các tác nhân dị ứng.
Bệnh đau nửa đầu thường đau một bên, kéo dài từ 1 đến 3 ngày, tần suất đau gia tăng khi người bệnh vận động và không có hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi như viêm xoang cấp.
Do dây thần kinh số 5 đảm nhận vai trò dẫn truyền cảm giác vùng mặt nên khi bị đau dây thần kinh số 5 thường gây cảm giác đau và nặng mặt hơi giống với bệnh viêm xoang cấp. Tuy nhiên cơn đau dây thần kinh số 5 thường đau đặc thù hơn và xuất hiện đột ngột ở nửa bên mặt, kéo dài không quá 1 phút và trái ngược với cảm giác đau liên tục của viêm xoang.
Viêm xoang mũi cấp tính có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh khá
Đối với viêm mũi xoang cấp, mục tiêu điều trị là cải thiện chức năng lưu thông khí của xoang và hạn chế xoang mũi bị nhiễm trùng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của viêm mũi xoang cấp tính mà các phương pháp điều trị có thể khác nhau. Cụ thể:
Rửa mũi bằng các loại nước muối hoặc dung dịch vệ sinh mũi giúp đào thải dịch nhầy trong mũi, làm sạch mũi, giảm áp lực xoang và giảm nhẹ các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi khi bị viêm xoang.
Xông hơi là một trong những cách giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu của viêm mũi xoang cấp, do hơi nước ấm giúp làm ẩm ống xoang, làm loãng dịch nhầy tích tụ trong xoang mũi lâu ngày và làm giảm áp lực xoang, giúp mũi có thể thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, hiệu quả với một số trường hợp viêm mũi xoang cấp thể nhẹ, không giúp chữa bệnh viêm mũi xoang tận gốc.
Xông hơi giúp giảm bớt khó chịu do viêm xoang cấp tính
Chườm nóng lạnh kết hợp cũng giúp giảm bớt tình trạng khó chịu khi bị viêm xoang cấp tính. Việc chườm nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, giảm áp lực lên xoang mũi và chườm lạnh lại giúp giảm đau nhức vùng xoang. Người bệnh có thể dùng khăn đã được làm ấm chườm lên trán, mũi trong khoảng 3 phút và chuyển sang đắp khăn lạnh 30 - 45 phút, có thể lặp lại 4 - 5 lần/ngày để xoang mũi bớt khó chịu.
Massage xoang mũi đúng cách có thể giúp làm ấm khí huyết, kích thích lưu thông máu và giảm bớt tình trạng ứ tắc dịch trong các hốc xoang. Người bệnh cũng có thể áp dụng cách này một ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 10-20 nhịp cho tới khi vùng mũi ửng đỏ thì ngưng.
Massage xoang giúp giảm bớt ứ tắc dịch
Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc co mạch tại chỗ như thuốc xịt mũi Phenylephrine, Oxymetazoline, thuốc co mạch hệ thống như thuốc uống Pseudoephedrine, các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, Aspirin để giảm đau đầu do viêm xoang, hoặc các loại thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Doxycycline để giảm viêm nhiễm do vi khuẩn.
Tuy nhiên, những loại thuốc xịt mũi co mạch Tây y không nên sử dụng kéo dài. Bởi dùng lâu ngày có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng nghẹt mũi thêm nặng.
Dùng thuốc xoang Đông y là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn để giúp điều trị viêm xoang mũi cấp tính và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra.
Mặc dù thuốc xoang Đông y không có tác dụng ngay tức thì như thuốc Tây, nhưng hiệu quả lại lâu dài và bền vững, giúp hạn chế tái phát bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc xoang bí truyền để thông mũi, tiêu viêm và hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao và sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO thành thuốc Xoang Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.
Người bị viêm mũi xoang đợt cấp có thể tham khảo dùng thuốc Xoang Nhất Nhất kết hợp với các biện pháp xịt mũi, rửa mũi, xông hơi, massage mũi để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Nhất NhấtTác dụng – Chỉ định: Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi Chỉ định: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |