Hầu hết các tình trạng viêm mũi có mùi hôi không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mùi hôi nặng hoặc mãn tính, nó có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của ai mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra viêm mũi có mùi hôi, cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa là gì?
Nhiễm trùng xoang, hay còn gọi là viêm xoang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Viêm xoang gây ra các triệu chứng như khó thở, nghẹt mũi và ảnh hưởng đến khướu giác của người bệnh. Tình trạng này cũng có thể gây ra hơi thở có mùi hôi và dịch tiết trong mũi có mùi hôi, tất cả đều tạo nên mùi hôi ở trong khoang mũi.
Viêm xoang cấp tính thường kéo dài trong khoảng 3 - 8 tuần. Trong khi đó, các trường hợp viêm xoang mạn tính có thể kéo dài hơn 8 tuần. Vi khuẩn, nấm mốc, vi rút… đều có thể gây nên viêm xoang và khiến tình trạng này trở nên nặng nề hơn.
Ngoài gây mùi hôi bên trong mũi và giảm khướu giác, các triệu chứng của nhiễm trùng xoang bao gồm:
>>> XEM THÊM: Chữa viêm xoang bằng nước muối và tỏi
Sâu răng có thể là nơi khiến các vi khuẩn giải phóng khí lưu huỳnh khi chúng phân hủy. Các khí khó chịu này có thể là tâm điểm của mùi hôi, đi qua các lỗ nhỏ ở răng miệng nối với các xoang, gây ra mùi hôi khó chịu ở mũi hay gây viêm mũi có mùi hôi.
Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém làm tăng số lượng các mảng bám trong răng. Những mảng bám đó làm tăng nguy cơ hình thành mùi hôi và vị lạ khó chịu trong khoang miệng. Các vấn đề về răng miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng, là một lớp dày vi khuẩn gây các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu… gây mùi hôi nối với các xoang ở vùng mũi.
Polyp mũi là khối u mềm, không phải ung thư có thể hình thành trên hốc mũi hoặc xoang mũi. Những khối u hình giọt nước này được hình thành do tình trạng viêm mũi mạn tính. Nếu bạn bị các bệnh như hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng xoang… thì nguy cơ phát triển các polyp mũi sẽ tăng lên.
Các triệu chứng của polyp mũi có thể có hoặc không. Các triệu chứng điển hình như: mùi hôi ở vùng mũi và vị giác bị giảm đáng kể. Polyp mũi thường rất nhỏ, vì vậy nhiều trường hợp không hề biết mình đang mắc bệnh. Chúng không làm ảnh hưởng tới hơi thở của bạn.
Mùi hôi kèm theo polyp mũi có thể là do các chất lỏng tích tụ bên trong polyp mũi của bạn. Chất lỏng chảy ra được lớp màng nhầy ẩm ướt, giúp làm ẩm đường hô hấp và giữ cho bụi, vi khuẩn không thể xâm nhập vào phổi.
Amidan của bạn bao gồm các đường nứt và nếp gấp, vì vậy có thể mắc kẹt: nước bọt, thức ăn, tế bào chết, chất nhầy… Đôi khi những mảnh vụn có thể cứng lại và tạo thành các vật thể nhỏ được gọi sỏi amidan.
Vi khuẩn có thể ăn sỏi amidan, tạo ra viêm mũi có mùi hôi và mùi vị khó chịu trong miệng. Khi bạn vệ sinh răng miệng không tốt cộng với việc amidan to thất thường là nguy cơ hàng đầu dẫn đến sỏi amidan.
Thực hiện vệ sinh răng miệng một cách nghiêm túc, khoa học và uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn răng miệng. Trong một số trường hợp sỏi amidan nghiêm trọng, có thể phải can thiệp tới phẫu thuật.
Phantosmia là một ảo giác trong hệ thống khứu giác của bạn. Bạn có thể ngửi thấy mùi hôi, nhưng mùi hôi không thực sử ở đó, bạn luôn nghĩ rằng mũi hôi ở trong mũi hoặc đâu đó xung quanh bạn.
Phantosmia có thể phát triển khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị chấn thương đầu. Các tình trạng như bệnh Parkinton, khối u ở não hoặc viêm xoang cũng có thể kích hoạt những mùi hôi khó chịu đeo bám mũi của bạn.
Bệnh thận mạn tính là tình trạng mất dần chức năng của thận. Chức năng chính là thận là đào thải các chất độc từ máu để loại bỏ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu chức năng của thận ngày càng suy yếu, các chất độc hại sẽ tích tụ ở trong cơ thể. Những chất độc hại này sẽ tạo mùi gần giống như amoniac mà bạn có thể ngửi được qua mũi của mình. Đây cũng là nguyên nhân bạn sẽ cảm thấy mùi hôi, gây viêm mũi có mùi hôi và có vị như kim loại ở trong khoang miệng.
>>> XEM THÊM: Viêm xoang gây mất ngủ: Nguyên nhân & cách điều trị
Viêm mũi có mùi hôi là tình trạng không quá khó để có thể khắc phục. Bạn có thể chấm dứt tình trạng này bằng các tình ra nguyên nhân của nó và xử lý tận gốc. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng dưới đây.
Bạn có thể giải quyết viêm mũi có mùi hôi tại nhà bằng hai phương pháp dân gian chính là sử dụng chanh tươi hoặc bạc hà.
Đối với chanh tươi, đây là loại quả có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi rất tốt. Vì vậy bạn có thể áp dụng kết hợp chanh tươi với muối để giảm thiểu tình trạng mũi có mùi hôi hiệu quả.
Nguyên liệu: Chanh tươi, muối, nước lọc
Cách thực hiện:
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá bạc hà để khử mùi do viêm mũi có mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể nhai lá bạc hà hoặc thực hiện như mẹo sau đây.
Nguyên liệu: Lá bạc hà, nước lọc, muối.
Cách thực hiện:
Nếu sử dụng hai các xử lý tại nhà không có tác dụng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả. Sau khi được thăm khám về tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc để điều trị bệnh tình bằng Tây Y như:
Đối với điều trị bằng Tây Y, bạn tuyệt đối phải sử dụng đúng liều lượng cũng như kê đơn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng mà không có chỉ định, như vậy sẽ không những không chữa khỏi bệnh mà một số trường hợp còn xảy ra tác dụng phụ đáng tiếc.
Tuỳ theo nguyên nhân cụ thể mà Đông y có những hướng chữa trị khác nhau, dùng thảo dược và bào chế khác nhau. Nhưng nhìn chung, điều trị viêm mũi có mùi hôi bằng Đông y là tập trung vào khu phong, hóa hàn, điều hòa khí từ bên trong từ đó giúp tình trạng viêm mũi chuyển biến tích cực. Tùy vào từng trường hợp bệnh tình, các lương y sẽ kê đơn, bốc thuốc sao cho phù hợp với từng nhóm người bệnh.
Muốt trị dứt điểm viêm mũi có mùi hôi, cần loại bỏ yếu tố phong hàn, phong nhiệt đồng thời bồi bổ cơ thể, tạng phủ hoạt động như một người khỏe mạnh. Từ đó, hoạt động hô hấp được diễn ra bình thường, khỏe mạnh, điều hòa giúp hộ hô hấp tránh viêm nhiễm. Điều trị viêm mũi có mùi hôi bằng Đông Y tuy có mất nhiều thời gian hơn Tây Y nhưng thực sự mang lại hiệu quả và an toàn, lành tính đối với người bệnh.
Hầu hết các nguyên nhân gây nên viêm mũi có mùi hôi đều có thể điều trị được. Bạn nên tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra bệnh, để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này.