Viêm xoang mũi là bệnh lý có xu hướng mạn tính, phát triển mở rộng trong xã hội hiện nay.
Theo thống kế sở y tế Ninh Bình, tính đến thời điểm hiện tại đã có 15% tổng dân số mắc phải và số liệu chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Đây là tình trạng vi khuẩn, virus xâm nhập vào khoang mũi gây viêm nhiễm, nhiễm trùng tại các hốc xoang. Chúng làm ảnh hưởng đến chức năng tự nhiên cơ thể, niêm mạc bị sưng viêm cản trở dịch tiết thoát ra ngoài.
Viêm xoang mũi diễn biến bất thường và hay tái phát vào lúc giao mùa, chênh lệch thời tiết và nhiệt độ gây khó khăn không ít cho người bệnh. Bệnh rất khó điều trị triệt để, đặc biệt là với ai đã diễn biến mạn tính thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn dường như không thể.
Đến nay viêm xoang mũi được chia thành 4 loại với 4 mức độ nguy hiểm:
>>> XEM THÊM: Bị viêm xoang nên ăn gì và kiêng gì?
Hầu hết khi nhắc đến các bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn đều có nguy cơ lây nhiễm cao. Không ít người thắc mắc "Bệnh viêm xoang mũi có lây không?" Viêm xoang có khả năng lây từ người sang người thông qua đường hô hấp, trong những trường hợp người mắc bệnh viêm xoang gây ra do vi khuẩn. Tuy nhiên phần lớn với viêm xoang mũi thì nguy cơ lây nhiễm là khá thấp, đa phần không đáng lo ngại.
Nếu sức đề kháng tốt, tiếp xúc xa và cơ địa không bị viêm xoang thì đều không lo sợ khả năng lây bệnh.
Bên cạnh để đảm bảo tuyệt đổi 100% an toàn cho sức khỏe phòng tránh vi khuẩn virus có thể xâm nhập vào cơ thể, bạn có thể tham khảo các tip sau:
Hệ thống miễn dịch cơ thể có trách nhiệm phòng và chống lại một số bệnh, trong đó có viêm xoang. Trường hợp viêm xoang mũi mới mắc, lại do virus gây ra thì người bệnh gần như không cần can thiệp bất cứ điều trị nào vì bệnh có thể tự khỏi được.
Bên cạnh đó, nếu bệnh tiến triển nặng, mỗi lần tái phát đều mang lại cảm giác khó chịu như đau nhức mặt, khó thở triền miên… thì cần can thiệp từ bên ngoài.
Như vậy nếu viêm xoang còn nhẹ, bệnh không có khả năng gây nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển phức tạp kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng ở mắt: Viêm ổ mắt, viêm túi lệ, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu…
Biến chứng ở đường hô hấp như viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm thanh quản…
Biến chứng ở nội sọ: áp xe não, nhiễm trùng não, viêm màng não…
Ngoài ra vì viêm xoang nằm trong hệ tuần hoàn tai - mũi - họng nên các biến chứng cũng liên quan đến tai, đặc biệt là bệnh lý viêm tai giữa.
>>> XEM THÊM: Viêm xoang gây đau tai có nguy hiểm không?
Viêm xoang mũi là bệnh rất nhạy cảm với sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm, mùi hương liệu, khói bụi… nên bệnh này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có tỷ lệ mắc cao không kém. Vì vậy để phòng bệnh cho người thân trong gia đình hay chính mình, bạn có thể tham khảo các lưu ý sau:
Giữ ấm cơ thể: Đây là cách bảo vệ niêm mạc xoang bằng cách dùng khẩu trang hay mặc áo ấm, giúp hạn chế được sự tấn công với vi khuẩn gây bệnh.
Massage mũi: Dùng tay xao xao hai bên cánh mũi vào mỗi buổi sáng giúp tăng cường mạch máu ở niêm mạc, lưu thông khí huyết.
Vệ sinh tai mũi họng, giữ cơ thể sạch sẽ: Dùng nước muối sinh lý súc họng hàng ngày là các khuyến cáo chuyên gia dành cho bạn, giúp vùng hốc xoang luôn sạch khuẩn và thông thoáng. Cơ thể sạch sẽ cũng giúp hạn chế đưa vi khuẩn vào cơ thể, phòng ngừa tác nhân gây hại xâm nhập.
Bên cạnh đó cũng không nên để mũi đối diện với quạt gió, máy lạnh khi ngủ, điều này làm tổn thương niêm mạc mũi.
Ngoài ra, giữ cho mình một thói quen sống khoa học, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, chế độ dinh dưỡng cân bằng, luyện tập thể chất thường xuyên… Giúp tăng cường đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cơ thể, phòng ngừa viêm xoang mũi bùng phát.
Bài viết này đã trả lời cho người bệnh câu hỏi viêm xoang mũi có lây không và chỉ ra các cách phòng ngừa viêm mũi xoang tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, khi các triệu chứng có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.