Thứ sáu, 04/10/2024 | 21:30
RSS

Viêm họng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Chủ nhật, 12/02/2023, 07:20 (GMT+7)

Viêm họng tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy viêm họng thực chất là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng điển hình và các điều trị như thế nào sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Viêm họng là bệnh gì?

viem-hong-la-gi

Viêm họng là căn bệnh hô hấp, xảy ra tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ niêm mạc hầu họng. Viêm họng khiến ho người bệnh luôn cảm thấy đau rát, khó chịu ở họng, đặc biệt là khi nuốt.

Thường viêm họng xuất hiện theo từng đợt và có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày, trường hợp bị nặng hơn, kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn tới viêm amidan. Viêm họng có thể chia thành hai loại chính là cấp tính và mạn tính với các đặc điểm riêng biệt.

2. Các nguyên nhân chính gây viêm họng

Đại đa số các trường hợp bị viêm họng là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Có khá nhiều chủng virus có thể gây ra bệnh viêm họng ở người như influenza virus, parainfluenza virus, rhinovirus, adenovirus… trong khi chỉ có viêm họng do vi khuẩn thường do các loại cầu khuẩn gây ra, điển hình và nguy hiểm nhất là liên cầu beta tan huyết nhóm A dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Viêm họng cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Dị nguyên xâm nhập: khói bụi, thuốc lá, rượu bia, thuốc xịt chứa hóa chất, đồ ăn cay nóng,… gây kích ứng nặng các lớp tế bào lót dưới niêm mạc họng dẫn đến viêm.
  • Sử dụng điều hòa quá lạnh, quá khô làm nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, nên dễ gây viêm họng.
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản: acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc hầu họng, cổ họng bạn sẽ luôn cảm thấy nóng rát.
  • Có khối u tồn tại ở cổ họng, lưỡi, chèn ép vào gây viêm họng.
  • Bệnh nghề nghiệp: bệnh thường xảy ra ở những người có đặc thù công việc phải nói nhiều, nói liên tục trong thời gian kéo dài như giáo viên, tư vấn viên, nhân viên chăm sóc khách hàng....
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu, họng trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố tấn công dẫn tới viêm họng.

3. Nhận biết viêm họng qua các giai đoạn khác nhau như thế nào?

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, các triệu chứng của bệnh viêm họng thường có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Bên cạnh đó sự biểu hiện của các triệu chứng trên còn phụ thuộc vào thể trạng người bệnh và nguyên nhân gây bệnh của từng trường hợp cụ thể.

3.1. Giai đoạn cấp tính

Trong giai đoạn cấp tính, viêm họng thường tiến triển trong khoảng 7 – 10 ngày. Ở giai đoạn này, triệu chứng thường khởi phát đột ngột, ảnh hưởng đến cả chức năng hô hấp và sức khỏe tổng thể. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng cấp tính, bao gồm:

  • Đau rát họng, khi soi họng thấy niêm mạc vùng họng sưng đỏ, xung huyết. Ở vách họng có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ và có chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt.
  • Cổ họng khô rát, giảm tiết dịch khiến người bệnh cảm thấy tương đối khó chịu.
  • Có cảm giác vướng víu hoặc khó khăn khi nhai nuốt, đôi khi chỉ nuốt nước miếng không thôi cũng đau.
  • Nhiễm khuẩn, virus và các phản ứng viêm kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ bạch huyết dẫn tới sưng các hạch bạch huyết ở cổ.
  • Viêm amidan, amidan bị sưng đỏ
  • Buồn nôn và nôn xảy ra do viêm họng làm cho họng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Sốt nhẹ do các phản ứng viêm của viêm họng, thường đi kèm với cảm giác đau đầu.
  • Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn làm cho người mệt mỏi, khó chịu và dần kiệt sức.
  • Hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn đặc, khi nói cảm giác bị nghẹn, khó nói và đau, đặc biệt khi phải nói to và nói nhiều.

Trong các trường hợp viêm họng không phải do nhiễm vi khuẩn hay virus,, viêm họng cấp thường chỉ gây ra các triệu chứng tại chỗ và gần như không phát sinh các triệu chứng toàn thân điển hình như đau nhức cơ thể, sốt, buồn nôn…

viem-amidan

3.2. Giai đoạn mạn tính

Viêm họng mạn tính xảy ra khi niêm mạc hầu họng thường xuyên bị sưng viêm mà không được chữa trị triệt để, thường xuyên tái đi tái lại. Khi bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính, các triệu chứng thường không bùng phát mãnh liệt như giai đoạn cấp tính nhưng lại thường dai dẳng kéo dài. 

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn mạn tính của viêm họng là:

  • Đau họng kéo dài dai dẳng.
  • Khô rát họng.
  • Có cảm giác vướng víu, ngứa rát ở họng.
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt, nhất là trong khi ăn.
  • Ho dấm dứt triền miên.
  • Cổ họng tiết nhiều đờm, dịch gây khó thở.
  • Khàn giọng.

Khác với viêm họng cấp, viêm họng mạn tính được chia thành 4 thể khác nhau. Triệu chứng cơ năng của các thể này thường không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết các thể của viêm họng mãn tính thông qua một số tổn thương thực thể như:

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: Cổ họng đỏ và xuất hiện nhiều mạch máu.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết: Niêm mạc họng đỏ kèm theo chất nhầy trong suốt, dính vào thành sau họng.
  • Viêm họng hạt (viêm họng mãn tính quá phát): Thể viêm họng hạt đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt nhỏ ở thành sau họng. Các hạt nhỏ này thường không gây đau, kích thước to nhỏ, mọc tập trung hoặc rải rác.
  • Viêm họng teo: Niêm mạc họng có màu hồng nhạt, mỏng, teo dần, có đóng vảy vàng và khô. Thể viêm họng teo thường gặp ở người cao tuổi hoặc người mắc bệnh trĩ mũi.

4. Các biện pháp điều trị viêm họng.

Lựa chọn phương pháp điều trị viêm họng phù hợp tùy thuộc tình trạng bệnh lí nặng hay nhẹ. Đa số các trường hợp sẽ được điều trị tại nhà. Chỉ có một số trường hợp viêm họng hạt tái phát nhiều lần sẽ được các bác sĩ chỉ định đốt để cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

4.1. Sử dụng thuốc Tây Y

Thuốc được dùng trong quá trình điều trị viêm họng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Trong trường hợp viêm họng gây sốt, đau nhức và mệt mỏi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol. Loại thuốc này tương đối an toàn, có thể sử dụng cho cả người trưởng thành và trẻ nhỏ.
  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm được dùng cho trường hợp đờm ứ nhiều ở cổ họng, gây khó chịu và vướng víu khi ăn uống. Một số loại thuốc long đờm thường được chỉ định như Bromhexin, Acetylcystein, Terpin hydrat,… Khi dùng nhóm thuốc này, nên uống nhiều nước nhằm hỗ trợ cơ thể tống đờm ra bên ngoài.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng ức chế thành phần trung gian histamine ở thụ thể H1, từ đó làm giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Nhóm thuốc này được dùng trong điều trị viêm họng do dị ứng thời tiết phấn hoa, mạt bụi,…
  • Thuốc giảm ho: Với những trường hợp ho nhiều, bác sĩ có thể chỉ định một số viên ngậm thảo dược hoặc dùng thuốc trị ho đặc hiệu như Codein, Alimemazin, Dextromethorphan,…
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh chỉ được dùng khi viêm họng xảy ra do vi khuẩn. Nhóm kháng sinh thường được sử dụng chủ yếu là nhóm beta-lactam. Để giảm nguy cơ phát sinh biến chứng, bạn cần dùng kháng sinh đều đặn theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.

thuoc-tay-chua-viem-hong

4.2. Súc miệng nước muối

Nước muối không chỉ có tính sát khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn có tác dụng làm sạch đờm, dịch tiết tại vùng viêm ở họng, giúp làm dịu nhẹ niêm mạc hầu họng.

Người bị viêm họng nên thường xuyên súc miệng nước muối, tốt nhất là nước muối sinh lý hằng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

4.3. Uống trà thảo dược

Thường dùng gừng để pha trà. Gừng là một vị thuốc dùng trong Đông Y có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, bên cạnh đó còn giúp làm sạch dịch đờm, thông thoáng mũi họng.

Vì vậy bạn có thể cho một vài lát gừng tươi vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày. Để có mùi vị thơm ngon hơn, bạn có thể thêm vào một muỗng mật ong và nước cốt chanh.

Trên thực tế, các phương pháp điều trị viêm họng ở trên phần lớn chỉ có tác dụng tức thời hoặc chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng mà không giải quyết được căn nguyên gây bệnh, dẫn tới tình trạng viêm họng kéo dài thường xuyên tái phát và rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Các thuốc tân dược long đờm, kháng histamine, kháng viêm, giảm đau, kháng sinh giảm ho, viêm họng, amidan, thanh quản cấp nhưng tác dụng rất hạn chế đối với trường hợp viêm, ho mạn tính vì thuốc dễ nhờn và nhiều tác dụng phụ.

4.4. Sử dụng Đông y chữa viêm họng

Chữa viêm họng Đông y giúp tái lập cân bằng âm dương, tán phong hàn, phong nhiệt, kháng dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, tác dụng tại chỗ vừa làm hết ngứa họng, ho, khản tiếng vừa điều trị hiệu quả viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thanh quản cả cấp và mạn tính.

Nhưng không phải cứ thuốc Đông y là điều trị hiệu quả được ho, viêm họng, amidan, thanh quản cấp, mạn tính. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt hoặc không đủ hiệu quả thay thế tân dược.

Chỉ sản phẩm đạt được bào chế theo phương pháp bí truyền Ngự y mật phương tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp.

Nhờ đó mà sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 này làm hết ngứa họng, cắt ngay cơn ho trong 10 phút, làm hết ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản cấp tính trong vài ngày, mạn tính trong vài chục ngày.

Do làm hết ngứa họng nhanh nên sản phẩm này còn ngăn chặn rất hiệu quả cơn ho do một số bệnh gây ra như dị ứng, bệnh phổi, viêm xoang, mũi, trào ngược dạ dày... nhưng phải dùng hàng ngày cho đến khi các bệnh này được chữa khỏi. 

5. Phòng ngừa viêm họng như thế nào?

Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải viêm họng, mỗi người đều có thể tuân thủ theo các quy tắc sau bao gồm: 

  • Sát khuẩn cổ họng bằng nước muối: Không chỉ khi bị đau họng mà bạn hãy tập thói quen súc miệng nước muối hằng ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm họng do nhiễm khuẩn.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước, đặc biệt nước ấm mỗi ngày giúp làm dịu niêm mạc họng đồng thời giúp hạn chế tình trạng họng bị khô rát, nhạy cảm dễ tổn thương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Theo đó, bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, sử dụng nhiều trái cây tươi, rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa các loại thức ăn cay nóng và đồ uống chứa nhiều chất kích thích.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách, không nên uống quá nhiều nước đá và ngồi điều hòa quá lạnh. Nếu phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, bạn cần phải đeo khẩu trang để  đường hô hấp không phải chịu tác nhân xấu từ các chất độc hại cũng như khói bụi. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang sẽ hạn chế được những yếu tố gây dị ứng như lông của động vật, phấn hoa…

suc-mieng-nuoc-muoi

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Viêm họng ăn thịt gà được không?

Có một số quan điểm cho rằng viêm họng không nên ăn thịt gà, tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn thịt gà gây ra viêm họng.

Thịt gà là một trong số những loại thực phẩm không chỉ ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, do đó người bị đau họng hoàn toàn có thể ăn thịt gà, chỉ lưu ý với những người bị dị ứng da gà thì nên hạn chế để tránh làm nặng hơn tình trạng viêm.

6.2. Viêm họng mạn tính nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm người viêm họng mạn tính nên ăn bao gồm:

  • Ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt: súp, cháo.
  • Những món ăn trơn mát: các món canh rau.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cà rốt, cam, chanh.
  • Thực phẩm giàu kẽm: nấm, củ cải trắng, rau chân vịt.
  • Trà thảo mộc: trà bạc hà, trà gừng, trà cam thảo.

6.4. Viêm họng dùng kháng sinh gì?

Kháng sinh thường chỉ cho hiệu quả với các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn, virus không chịu tác động của kháng sinh do đó việc chỉ định kháng sinh điều trị chỉ được xảy ra khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng chủ yếu là các kháng sinh beta-lactam như các penicillin (ampicillin, amoxicillin) hay cefalosporin (cefelexin, cefixime…)

6.5. Viêm họng uống nước dừa được không?

Việc bổ sung nước dừa giúp làm dịu niêm mạc hầu họng đang bị sưng viêm, giúp cải thiện triệu chứng đau họng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tân dược thường gây nóng trong, mất nước cho cơ thể, do đó việc bổ sung nước dừa không chỉ giúp giải nhiệt mà bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.

6.6. Viêm họng uống nước đá có ảnh hưởng không?

Bản thân nước đá lạnh không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới viêm họng tuy nhiên việc uống nước đá sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn ngày càng phát triển.

Thay vào đó người bệnh nên uống nước ấm, vừa giúp làm chất nhầy long ra mà lại còn dịu bớt khô rát họng, cải thiện các triệu chứng của viêm họng.

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại