Thứ tư, 24/04/2024 | 16:09
RSS

Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản mãn tính

Thứ tư, 08/12/2021, 12:02 (GMT+7)

Viêm phế quản mãn tính (hay viêm phế quản mạn tính) là một trong những bệnh về hô hấp điển hình, gặp ở mọi lứa tuổi và thời điểm trong năm. Làm sao để điều trị viêm phế quản mạn tính hiệu quả?

viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý khó điều trị dứt điểm

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Phế quản là một bộ phận của hệ hô hấp và đảm nhiệm chức vụ vận chuyển khí từ bên ngoài vào phổi. Viêm phế quản mạn tính là một loại bệnh lý tắc nghẽn phổi do tình trạng các ống phế quản có hiện tượng bị viêm, tiết dịch đờm khiến người bệnh có biểu hiện ho khạc liên tục từ 3 tháng đến 1 hoặc 2 năm.

Tùy thuộc vào thời gian, giai đoạn phát bệnh, mức độ nhiễm bệnh mà phân loại ở thể cấp tính hay mạn tính.

  • Viêm phế quản cấp tính: diễn biến trong 1- 2 tuần
  • Viêm phế quản mạn tính: kéo dài trên 3 tuần và lặp lại thường xuyên theo tháng.

viêm phế quản mãn tính

Phế quản bị viêm gây ra tình trạng tắc nghẽn phổi do dịch nhầy tiết ra nhiều

Đối tượng thường bị viêm phế quản mạn tính?

Viêm phế quản nói chung và viêm phế quản mạn tính nói riêng là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trong đó có những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:

  • Người hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa một số chất triệt tiêu lông mao bên trong phổi, gây tổn hại phổi nghiêm trọng. Theo thống kê, có hơn 90% người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính đã và đang hút thuốc lá.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với không khí độc hại: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khí độc hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích đường hô hấp như bông gòn, bụi vải, khói hoá học…
  • Người có sức đề kháng yếu, hoặc có tiền sử mắc bệnh mạn tính gây ra tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Người cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao, được xem là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.
  • Trẻ em cũng là đối tượng thường xuyên bị các bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp tính. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ trở thành viêm phế quản mạn tính.

Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản mạn tính, thường gặp nhất bao gồm:

  • Virus, vi khuẩn: Nhiễm virus hay vi khuẩn là nguyên nhân được xếp hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản hiện nay. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng nhanh chóng phát triển và nhân lên với số lượng lớn. Các chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hay liên cầu khuẩn,... dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, chúng sẽ di chuyển và khu trú ở mũi, họng, hoạt động mạnh mẽ, tăng tiết độc lực và gây ra các tình trạng viêm đường hô hấp trong đó có phế quản.
  • Ảnh hưởng của môi trường: Bụi bẩn, hóa chất, rác thải bốc mùi hôi thối, xác chết động vật, khói thuốc lá, công trường xây dựng,... khiến cho môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng và phát sinh các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là môi trường không khí, tạo điều kiện để mầm bệnh sinh sôi nảy nở và xâm nhập vào cơ thể thông qua hoạt động hô hấp.
  • Yếu tố cơ địa: Là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ chiến thắng được sự tấn công của mầm bệnh, ngược lại những người có sức đề kháng suy giảm sẽ rất dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Bên cạnh đó thì một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân thứ phát gây viêm phế quản mạn tính như các ổ viêm xoang, viêm họng hạt hay viêm tai giữa…

viêm phế quản mãn tính

Có nhiều yếu tố gây viêm phế quản mạn tính

Triệu chứng viêm phế quản mạn tính

Bệnh viêm phế quản mạn tính thường có các triệu chứng sau đây:

  • Ho: Triệu chứng của bệnh viêm phế quản nổi bật nhất là ho. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc hiệu do ho là dấu hiệu của nhiều loại bệnh đường hô hấp. Dựa trên tiếng ho, bác sĩ có thể phán đoán được người bệnh đang viêm phần nào của đường hô hấp. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng.
  • Tiết đờm: Đờm tiết ra ở đường hô hấp là sản phẩm của phản ứng viêm. Màu sắc đờm của người bệnh mắc viêm phế quản có thể là màu xanh, vàng hoặc trắng.
  • Sốt: Người bệnh viêm phế quản sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao. Các cơn sốt có thể diễn ra theo cơn hoặc sốt liên tục kéo dài. Một số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng này.
  • Thở khò khè: Do lòng phế quản bị thu hẹp nên thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản… Không khí qua khe hẹp ở phế quản sẽ phát ra tiếng khò khè. Tiếng thở khò khè của người bệnh viêm phế quản khác với người bệnh hen phế quản (khi thử với thuốc khí dung thì bệnh sẽ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém hơn hen phế quản). Ngoài ra người bệnh cũng tự nhận thấy mình có dấu hiệu thở nhanh hơn bình thường, khó thở.

Một số triệu chứng viêm phế quản khác mà khi đi khám bác sĩ sẽ phát hiện ra bao gồm:

  • Xuất hiện Rale ẩm
  • Đờm di chuyển trong lòng ống phế quản tạo thành tiếng khi không khí lưu thông
  • Thay đổi về tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính khi xét nghiệm máu

viêm phế quản mãn tính

Các tổn thương phế quản sẽ hiển thị trên phim chụp X-quang

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn tính

Cần lưu ý viêm phế quản mạn tính là tình trạng quá phát kéo dài của viêm phế quản cấp tính, nên nguyên tắc điều trị vừa phải điều trị triệu chứng để cắt cơn, vừa phải điều trị nguyên nhân để tránh tình trạng viêm phế quản lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn tính như sau:

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Hầu hết ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị các triệu chứng như sốt, ho,...

Sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng khi người bệnh bị sốt cao trên 38.5 độ C. Khi sốt nhẹ dưới 38.5 độ C thì có thể không cần uống thuốc nhưng phải đảm bảo có biện pháp hạ thân nhiệt đúng cách (chườm ấm, chườm lạnh…) và theo dõi nhiệt độ liên tục đến khi đảm bảo không còn sốt.

Dùng thuốc kháng viêm, long đờm

Thuốc long đờm, kháng viêm hay thuốc chống tắc nghẽn phế quản,... sẽ được kê toa với liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu viêm phế quản do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Việc điều trị này phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm phế quản do virus (chiếm đến 60-80%) thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng...

Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Nếu người bệnh bị trào ngược thực quản – dạ dày thì phải điều trị triệt để hiện tượng trào ngược. Nếu người bệnh bị viêm xoang mạn thì phải điều trị viêm xoang. Nếu người bệnh sống trong môi trường quá nhiều chất kích thích như khói bụi, khói thuốc lá… thì phải thay đổi môi trường sống.

Việc điều trị nguyên nhân ở người bệnh bị viêm phế quản mạn tính là bắt buộc, có như vậy mới có thể dứt điểm được bệnh.

Thuốc ho

Chỉ sử dụng thuốc ho khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng quá nhiều tới người bệnh như các cơn ho liên tục khiến người bệnh không ăn được, ăn vào bị nôn, người bệnh không ngủ được…

Dung dịch xịt họng

Để cắt cơn ho để giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, có thể sử dụng dung dịch xịt họng. Sản phẩm này có tác dụng tại chỗ nên sẽ không ảnh hưởng tới toàn thân và giúp cắt cơn ho dễ dàng, giúp người bệnh dễ chịu. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này và phải tìm đến những sản phẩm thật sự an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tốt nhất là có thành phần từ thảo dược tự nhiên sẽ không gây hại cho sức khỏe của người bệnh.

viêm phế quản mãn tính

Sử dụng các dung dịch xịt họng như Xịt họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Chọn sản phẩm xịt họng thảo dược nào phù hợp với người bệnh bị viêm phế quản mãn tính?

Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản.

Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu xịt đúng cách thì sẽ có tác dụng tại chỗ, giúp cắt cơn ho trong 10 phút, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm phế quản mãn tính có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ giảm ho, giảm viêm họng, đau họng.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

viêm phế quản mãn tínhNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689

Xem thêm về sản phẩm tại đây

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại