Thứ tư, 24/04/2024 | 00:03
RSS

3 cách chữa trị nhanh khi trẻ ho có đờm

Thứ sáu, 12/11/2021, 16:34 (GMT+7)

Trẻ ho có đờm nếu để lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản. Ngay khi nhận thấy trẻ bị ho có đờm, nên tìm cách điều trị sớm.

Trẻ ho có đờm

Trẻ ho có đờm dễ gây biến chứng nguy hiểm nên cần điều trị sớm

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng ho có kèm theo dịch nhầy, đờm ở cổ họng, đường thở gây cản trở quá trình hô hấp.

Đờm thực chất chính là dịch tiết, bao gồm các chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và một số chất gây hại cho sức khỏe (như bụi bẩn, virus, vi khuẩn, phấn hoa…). Đờm được tống ra khỏi cơ thể qua các con đường dẫn khí như phế quản, khí quản, phế nang, khi đi ra khỏi cổ họng, đờm sẽ được đẩy ra ngoài thông qua phản ứng ho.

Ho có đờm là dấu hiệu cho thấy một số bệnh lý hô hấp, có thể là cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí cả viêm mũi, viêm xoang… Đường hô hấp bị viêm và nhiễm trùng, khiến hệ hô hấp bị tăng sinh cấu trúc, đường thở bị kích ứng, nhạy cảm và làm sản sinh dịch đờm.

Nếu bé bị ho có đờm, cha mẹ nên sớm chữa trị cho con, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng, gây biến chứng.

trẻ ho có đờm

Ho có đờm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nghiêm trọng

3 cách nên áp dụng ngay khi bé ho có đờm

Cách 1: Áp dụng nguyên liệu dân gian

Trong trường hợp bé bị ho đờm ở mức độ nhẹ, ho mới chớm, không có dấu hiệu sốt cao, cha mẹ có thể áp dụng cách đơn giản sau đây:

  • Quả quất

Theo Đông y, quất có vị chua, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, trừ uất, tiêu đờm, thông phổi, nhuận khí và được coi là một “vị thuốc” thần kỳ chữa ho cho trẻ.

Cách làm quất chữa ho có đờm cũng khá đơn giản: dùng 500g quất tươi rửa sạch cắt đôi và 200g đường phèn hoặc dùng quất với 50ml mật ong và một ít muối trắng hạt to, đem bỏ chung vào bát nhỏ để hấp trong nồi cơm khoảng 15-20 phút, sau đó lấy ra để nguội, dùng cả nước lẫn cái.

Phương pháp này dùng ngày 2-3 lần sau ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, sẽ giúp bé giảm dần tình trạng ho có đờm.

  • Lá húng chanh

Húng chanh là một vị thuốc trong Đông y có tính ấm, vị cay, thường được sử dụng để điều trị viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm, ho sốt do phong hàn, khàn tiếng.

Để sử dụng lá húng chanh trị ho cho trẻ, có thể hấp cách thủy hỗn hợp xay nhuyễn gồm 15 lá húng chanh rửa sạch thái nhỏ, 4 quả quất xanh rửa sạch cắt đôi, và 1 ít đường phèn.

Cho bé uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đến khi hết ho thì ngưng.

  • Lá hẹ

Với tác dụng trợ thận ôn trung, hành khí, giải độc và tiêu đờm, lá hẹ thường được dùng để tiêu đờm, trị ho cho bé hiệu quả.

Để sử dụng lá hẹ trị ho đờm, cần chuẩn bị khoảng 6-9 lá hẹ tươi rửa sạch và 1 thìa cà phê đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó lọc bỏ phần xác, chắt lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày.

trẻ ho có đờm

Hẹ chưng đường phèn giúp tiêu đờm trị ho cho bé

  • Gừng

Gừng là một trong những vị thuốc tính ấm được sử dụng nhiều trong Đông y, giúp làm thông mũi, loãng đờm, giảm đau rát họng, giảm phản xạ ho của cơ thể và chống nhiễm trùng.

Để dùng gừng trị ho, cần bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và hãm vào trong nước nóng, thêm một chút mật ong để uống vài lần trong ngày sẽ làm giảm tình trạng ho có đờm ở trẻ.

  • Nước ép củ cải trắng

Củ cải trắng có tính mát, vị thanh, thường được sử dụng để trị bệnh viêm khí quản, bụng không tiêu, khản tiếng, tiêu đờm, giảm ho.

Để trị ho, cần lấy nước ép củ cải trắng đun sôi nhỏ lửa cùng một vài lát gừng khoảng 10 phút, thêm mật ong, chờ hỗn hợp này sôi và tắt bếp, để nguội. Sau đó cho hỗn hợp này vào lọ thủy tinh bảo quản và dùng dần.

Mỗi ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần uống 5ml để trị ho cho cả trẻ em lẫn người lớn, sau khoảng 3 ngày triệu chứng ho đờm sẽ thuyên giảm.

trẻ ho có đờm

Giảm ho đờm bằng nước ép củ cải trắng

Cách 2: Điều trị ho bằng thuốc Tây

Đối với những trường hợp ho lâu ngày, ho nặng, tùy theo tình hình bệnh của bé, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

Thuốc chống dính chất nhầy vào đường hô hấp: Natri benzoat

Thuốc cắt vỡ đờm, làm dễ ho khạc đờm: Nhóm thuốc chứa acetylcystein (acemuc, exomuc, acehasan…), Nhóm thuốc chứa Bromhexin (bisolvon kids, bromhexine…).

Thuốc kích thích tiết nhày: Ambroxol, bromhexin, Salbutamol đơn thuần hay dưới dạng phối hợp salbutamol + Guaifenesin (ventolin expectorant ); salbutamol + carbocisteine (solmux Broncho).

Trường hợp em bé ho có đờm, thở khò khè, đờm có màu xanh hoặc vàng, sốt cao do nhiễm khuẩn dẫn đến viêm phổi, có thể sẽ được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, Ampicillin, Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin...

Lưu ý: Cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều để tránh tình trạng nhờn thuốc ở trẻ, gây khó khăn trong quá trình điều trị ho cho bé.

trẻ ho có đờm

Trị ho bằng thuốc kháng sinh cần theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cách 3: Dùng dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giảm ho từ thảo dược

Em bé ho có đờm do viêm họng, đau họng, viêm amidan, thanh quản… có thể dùng dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ giảm ho, giảm kích ứng họng.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO nên an toàn, lành tính và tác dụng ngay tại chỗ. Sản phẩm có thể được dùng với cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

Trong trường hợp ho nhiều, cha mẹ có thể xịt cho bé ngày ít nhất 6-8 lần, mỗi lần xịt 2-4 nhịp và tránh uống nước hay súc miệng sau khi xịt họng 20 phút, để các thảo dược được ngấm sâu vào niêm mạc họng, giúp hỗ trợ giảm ho có đờm nhanh hơn.

Một số lưu ý khác khi trị ho cho trẻ

Ngoài việc áp dụng 3 cách trên, để tình trạng ho của bé nhanh chóng thuyên giảm và phòng ngừa tái phát, nên lưu ý thêm những điều sau:

  • Nên giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ mũi họng tốt hơn.
  • Nên cho bé tắm bằng nước ấm, khi tắm nên đóng kín phòng để hơi ấm trong phòng tắm giúp làm ẩm không khí, khi bé hít luồng khí ấm này sẽ giúp niêm mạc mũi ngừng bị kích thích, giảm sản sinh chất nhầy trong mũi. 
  • Cho bé uống nhiều nước ấm hơn để giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp, giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Vệ sinh mũi để giúp bé thở dễ chịu hơn, giúp đào thải chất nhầy làm nghẹt mũi.
  • Cho trẻ gối cao đầu khi ngủ để giúp trẻ thở dễ dàng, giảm ho về đêm.
  • Nên chế biến thức ăn mềm để trẻ dễ ăn, không làm sưng, xước cổ họng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.

Trong trường hợp bé ho kèm theo các triệu chứng sốt, thở mệt, kèm nôn mửa,... thì cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ ngay để thăm khám và điều trị kịp thời.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

trẻ ho có đờmNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Lan Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại