Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:25
RSS

Trời nắng nóng hơn 40 độ, mẹ sử dụng điều hòa thế nào để con không bị ho, ốm, viêm phế quản?

Thứ bảy, 03/06/2017, 19:14 (GMT+7)

Điều hòa hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong những dịp nắng nóng. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa đúng cách không phải bố mẹ nào cũng biết để tránh cho con mắc bệnh về đường hô hấp.

Tránh sự thay đổi đột ngột

Khi bé đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không cho bé vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi 1 lúc sau đó mới cho bé vào phòng có điều hòa.

Khi muốn ra ngoài, cha mẹ nên tắt điều hòa, mở cửa phòng 1 lúc cho bé dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó mới cho bé ra khỏi phòng.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế cho bé ra vào phòng có điều hòa liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.

sử dụng điều hòa cho bé1

Nhiệt độ thích hợp

Việc sử dụng điều hoà làm sao cho đúng cách, để nhiệt độ bao nhiêu là vừa luôn là nỗi băn khoăn của chị em mỗi khi hè về bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu quá nóng, bé có thể sẽ bị nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, bé đương nhiên sẽ bị ho, ốm và thậm chí là viêm phế quản.

Theo như tư vấn của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nhiệt độ phù hợp cho trẻ là từ 26-32 độ.      

Với trẻ sơ sinh đẻ non tháng hoặc ở tuần đầu nhiệt độ phù hợp là 32 độ còn trẻ sơ sinh đủ tháng nhiệt độ thường khoảng 30 độ tùy theo tuổi của trẻ. Tuy nhiên, các gia đình nên lưu ý đặt quãng nhiệt độ 26 -32 độ.

Trẻ càng lớn, sức khỏe tốt hơn thì nhiệt độ càng giảm. Để đặt nhiệt độ phù hợp cho bé, các mẹ nên giảm hoặc tăng từ từ khoảng 0,5 độ một cho đến khi bé thoải mái, không có biểu hiện ra mồ hôi hoặc ho.

sử dụng điều hòa cho bé2

Không nên ở phòng điều hòa quá lâu

Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng máy lạnh khoảng hơn 4 giờ liên tục.

Những lưu ý khác

- Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

- Vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong phòng, trong máy điều hòa. Khi không bật điều hòa nữa thì phải mở hết cửa sổ, cửa phòng để cho không khí lưu thông.

- Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

- Da của trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy ngồi trong phòng điều hòa lâu sẽ dẫn tới mất nước, khô da, để hạn chế tình trạng này bạn nên thường xuyên uống nước.

5 món cháo ngon bổ cho “bé còi” nhanh tăng cân. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.