Thứ năm, 10/10/2024 | 17:22
RSS

Vết thương khâu kiêng ăn gì để nhanh lành, không để lại sẹo?

Thứ năm, 10/10/2024, 17:21 (GMT+7)

Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi tình trạng bị chấn thương với vết thương lớn cần phải khâu. Ngoài việc biết cách vệ sinh, thay băng hàng ngày đúng cách, vết thương khâu kiêng ăn gì sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng hơn.

Vết thương khâu kiêng ăn gì để mau khỏi
 
MỤC LỤC 
Khi nào cần khâu vết thương?
Vai trò của chế độ ăn đối với quá trình lành vết thương khâu
Vết thương khâu kiêng ăn gì?
Sau phẫu thuật kiêng ăn bao lâu?
Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh sau phẫu thuật khâu vết thương
Kem bôi từ thảo dược - Hỗ trợ làm nhanh lành vết thương khâu

Khi nào cần khâu vết thương?

Khâu vết thương là một trong những kỹ thuật đóng miệng vết thương, áp dụng cho các vết thương hở có kích thước lớn, chảy máu nghiêm trọng.
Tùy vào vị trí và kích thước vết thương cũng như cơ địa mỗi người mà thời gian cắt chỉ vết thương là 5-21 ngày sau khi khâu.
Sau khi cắt chỉ, vết thương sẽ bắt đầu lên da non, quá trình này kéo dài trong khoảng 3 tuần cho đến khi da lành hoàn toàn.
Chăm sóc vết thương khâu đúng cách bao gồm việc vệ sinh, thay băng hàng ngày, tránh nhiễm trùng vết thương. 
Đặc biệt chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ có ý nghĩa quyết định đối với thời gian và hiệu quả của quá trình lành vết thương. 
 
Các kiểu khâu vết thương giúp khép miệng và lành thương

Vai trò của chế độ ăn đối với quá trình lành vết thương khâu

Dinh dưỡng là một phần quan trọng, đóng vai trò là nguồn cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho quá trình lành thương và tái tạo mô da mới diễn ra. 
Bên cạnh đó, ăn uống không đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng và khiến vết thương khó lành, để lại sẹo sau khi khỏi ảnh hưởng đến thẩm Mỹ  
 
Ảnh hưởng thời gian lành vết thương
 
Một số loại thực phẩm cung cấp nguyên liệu cần thiết cho quá trình khép miệng và lên da non như protein, vitamin và các khoáng chất kẽm, selen,...Bổ sung các thành phần này trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người có vết thương hở. 
Trong khi đó, một số thực phẩm khác lại có thể tăng phản ứng viêm và gây phù nề vết thương, khiến người bệnh đau đớn và vết thương lâu khép miệng hơn.
 
Ngăn ngừa nhiễm trùng
 
Hoạt động của hệ miễn dịch suy giảm tạo cơ hội để các vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng vết thương. Điều này sẽ trực tiếp dẫn đến các biến chứng như mưng mủ, rò dịch, sưng đau tại vị trí mổ, khiến vết khâu chậm lành hoặc thậm chí bị hoại tử. 
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho đề kháng và sức khỏe cơ thể. Các thành phần này bao gồm: kẽm, sắt, selen, vitamin C, vitamin D, protein…Ngoài tăng cường miễn dịch tự nhiên, chúng còn giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
 
Táo bón và rối loạn tiêu hóa 
 
Với vết thương sau khi phẫu thuật khâu, người bệnh thường được kê các thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh, các thuốc chống phù nề,...để tránh mưng mủ và nhiễm trùng. 
Việc sử dụng nhiều thuốc Tây dẫn tới người bệnh có thể bị nóng trong, loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh, hay khó khăn trong việc đi vệ sinh. 
Bổ sung thực phẩm chất xơ và uống đủ nước có tác dụng giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và đẩy lùi tình trạng táo bón.

Vết thương khâu kiêng ăn gì?

Những món ăn cần tránh để vết thương khâu nhanh khép miệng, chóng lên da non và tránh sẹo là:
 
Thực phẩm gây viêm
 
Sau phẫu thuật, cơ thể cần một khoảng thời gian để phục hồi, làm lành vết thương và điều chỉnh lại sự cân bằng sinh lý. 
Việc tiêu thụ thực phẩm gây viêm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm chậm lành vết thương mổ và gây ra các biến chứng không mong muốn.
 
Thức ăn nhanh và đồ ăn sẵn
 
Thức ăn nhanh và đồ ăn sẵn như: xúc xích, thịt hun khói, … thường có hàm lượng nitrat cao. 
Nếu đang trong quá trình điều trị vết thương bị khâu, ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ dẫn đến dư thừa nitrat. 
Điều này khiến cho các mạch máu tại vị trí vết thương có nguy cơ bị phá vỡ và làm chậm quá trình chữa lành của vết thương.
 
Không ăn rau muống
 
Rau muống được biết đến là loại rau có rất nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên ăn rau muống có thể khiến cho vết thương bị làm đầy nhanh chóng và dẫn đến nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành.
 
Đồ nếp và thịt gà kích thích tạo sẹo 
 
Đồ nếp và thịt gà mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại là những món ăn có tính nóng.
Người có vết thương hở không nên ăn những loại thức ăn này vì có thể khiến cho vết thương bị sưng tấy, mưng mủ và lâu lành hơn, thậm chí nó còn có thể để lại vết sẹo lồi trên da sau khi lành.
 
Kiêng ăn hải sản và đồ tanh
 
Hải sản và đồ tanh là những thực phẩm có thể gây dị ứng và ngứa ngáy, khó chịu cho những vết thương mới khâu. 
Ngoài ra, đây là những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, dễ gây sẹo lồi sau khi khỏi nếu ăn quá nhiều.
 
Thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu hóa
 
Thức ăn khô cứng, khó nhai và khó tiêu hóa hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của những người đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật. Sức khỏe kém và miễn dịch suy giảm có thể làm chậm quá trình lành thương. 
 
Thực phẩm có thể gây táo bón
 
Để tránh táo bón khi điều trị vết thương phẫu thuật sau khi khâu, người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm như
Thực phẩm ít chất xơ: đạm động vật (thịt đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật, thủy hải sản,..), đồ ăn công nghiệp / đóng hộp (bánh kẹo ngọt, mì gói,…), socola (đặc biệt là sô-cô-la trắng), thực phẩm chiên rán (gà rán, xôi chiên,…);
Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa nguyên kem, kem béo, bánh su kem, sữa chua, đặc biệt là phô mai;
 
Thực phẩm có tính kích thích
 
Thực phẩm có tính kích thích có thể gây ra nhiều tác động bất lợi lên cơ thể người bệnh sau phẫu thuật, trong đó bao gồm:
• Kích thích hệ tiêu hóa: Đồ cay nóng (ớt, tiêu…) hoặc thực phẩm lên men (rau củ ngâm chua, giấm táo…) có thể gây ra sự kích thích đối với niêm mạc dạ dày và ruột khi tiêu thụ quá mức, gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Điều này gây cản trở cho quá trình hồi phục;
• Kích thích thần kinh: caffeine (cà phê, trà xanh…) hoặc nitro oxide (nước tăng lực) có thể gây mất ngủ, tăng nhịp tim hoặc lo âu, điều này làm giảm khả năng hồi phục của người bệnh;
• Kích thích bài tiết: caffeine hoặc đồ uống có cồn có thể kích thích thận tăng cường bài niệu, gây mất nước và ảnh hưởng đến sự cân bằng điện giải của cơ thể;
• Gây tăng huyết áp: Một số thực phẩm có thể làm tăng huyết áp, chẳng hạn như thực phẩm chứa quá nhiều muối hoặc đường. Điều này không tốt cho người bệnh sau phẫu thuật, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật liên quan đến tim mạch.
 
Thực phẩm sống, chưa được nấu chín
 
Hệ thống miễn dịch yếu đi cộng thêm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, người bệnh có thể tăng nguy cơ tổn thương tiêu hóa do các tác nhân như vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng như Salmonella, E. coli, Listeria có trong thực phẩm tái, sống. 
Điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.  

Sau phẫu thuật kiêng ăn bao lâu?

Sau phẫu thuật, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm kể trên vòng ít nhất từ 2 – 8 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài hơn.  
Việc cần kiêng bao lâu sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
• Vị trí và tình trạng vết thương
• Khả năng lành thương và lên da non
• Cơ địa và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
• Phương pháp phẫu thuật
• Cách chăm sóc, vệ sinh vết thương và chế độ dinh dưỡng 
Nói chung, cần kiêng bao lâu sau khi phẫu thuật và kiêng những thực phẩm nào sẽ khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. 
Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đảm bảo vết thương có thể lành nhanh nhất và không để lại sẹo.
 
Những thực phẩm nên kiêng sau khi phẫu thuật khâu vết thương

Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh sau phẫu thuật khâu vết thương 

Để cung cấp những gì tốt nhất cho quá trình phục hồi vết thương, người bệnh cần lưu ý thêm những điều sau:
• Kiêng khem một cách phù hợp: đảm bảo duy trì lượng calo được cung cấp tối thiểu từ 25 – 30 kcal / kg cơ thể / ngày để cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình phục hồi. Kiêng khem quá mức, ăn quá ít, sẽ cản trở quá trình phục hồi sau phẫu thuật, dẫn đến mệt mỏi, mất sức.
• Ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều: Sau phẫu thuật, hãy bắt đầu với chế độ ăn thức ăn lỏng như cháo, nước luộc rau, nước ép trái cây đến rau củ nghiền, súp. Sau khi dạ dày đã quen với việc tiêu hóa, chuyển dần sang ăn các loại đồ ăn đặc, cứng hơn như bánh mì, mì ống, cơm…. Tăng dần lượng calo trong ngày tới 2000 calo mỗi ngày.
• Chia nhiều bữa ăn mỗi ngày: Thay vì ăn 3 bữa lớn, người bệnh nên chia nhỏ thành 4 – 6 bữa nhỏ để tránh giảm áp lực tiêu hóa và dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng. Hạn chế việc bỏ bữa hoặc ăn quá ít, điều này không hề tốt cho sức khỏe. 
• Uống đủ nước: Nước rất cần cho quá trình lành vết thương và ngăn sẹo. Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên uống quá nhiều nước trước khi ăn 15 phút hoặc vừa ăn vừa uống nước để tránh làm loãng dịch vị và gây căng tức dạ dày, gây khó khăn trong việc tiêu hóa.
• Nghỉ ngơi nhiều hơn: người sau phẫu thuật nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được phục hồi lại sức khỏe đồng thời tạo điều kiện cho việc khép miệng và lành vết thương. Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng cũng vô cùng cần thiết;
• Nằm quá lâu trên giường: Mặc dù được khuyến khích nghỉ ngơi nhiều nhưng người bệnh cũng cần tránh nằm yên cả ngày trên giường. Việc không vận động trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề như: hạn chế lưu thông máu, cứng khớp, dị hóa cơ bắp,… Bạn có thể tập các bài tập tại chỗ hoặc đứng lên đi lại chậm rãi sau mỗi 60 – 120 phút nằm yên trên giường; 
• Đừng bỏ qua thuốc giảm đau: Một số người lo lắng về tác dụng phụ của thuốc giảm đau và quyết định không dùng chúng, nhưng việc này có thể làm chậm quá trình phục hồi;

Kem bôi từ thảo dược - Hỗ trợ làm nhanh lành vết thương khâu

Thành phần sinh học có trong một số loại thảo dược được chứng minh và sử dụng rộng rãi trong việc thanh nhiệt, tiêu độc, giảm viêm, sát trùng và giảm ngứa, giảm đau tại chỗ. Điển hình như các thảo dược như nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội… 
Sự kết hợp của các thảo dược này tạo nên sản phẩm kem bôi có tác dụng làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. 
Kem bôi thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 
 

Kem Nhất Nhất

Thành phần:
Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè.
Phụ liệu: Sáp ong vàng, Glycerin, Glyceryl monostearate, Ceteareth-25, Shea butter, Sodium carboxymethyl cellulose, Panthenol, Methyl paraben, Propyl paraben.
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Làm giảm nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương. 
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng: 
Viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân, zona, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.  
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.
Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem.
Cảnh báo và thận trọng: 
- Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
- Sản phẩm này chỉ dùng bên ngoài, không được nuốt. 
- Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 
Quy cách đóng gói: 
Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng: 
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại