Sơ cứu và chăm sóc vết thương phần mềm như thế nào?
MỤC LỤC
Định nghĩa Vết thương phần mềm
Phân loại vết thương phần mềm
Biến chứng vết thương phần mềm
Phương pháp xử lý vết thương phần mềm
Làm sao để vết thương phần mềm mau lành?
Chăm sóc vết thương phần mềm bằng kem bôi da thảo dược
Vết thương là những tổn thương gây đứt, rách, đụng dập, bong tróc da tổ chức dưới da và các phần khác của cơ thể do các lực chấn thương từ các vật nhọn, sắc, tù, va đập....
Vết thương phần mềm chỉ các vết rách da và tổn thương các phần mềm dưới da, bao gồm các tổn thương của da, mô liên kết dưới da, cân và cơ.
Không có vết thương đặc hiệu nào không xuất hiện kèm theo tổn thương mô mềm, nên trên thực tế có thể coi vết thương phần mềm là bao gồm tất cả mọi loại vết thương.
Do đó xử lý và chăm sóc vết thương phần mềm đúng cách có vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc bất kỳ vết thương nào.
Vết thương phần mềm là vết thương rách da và tổ chức dưới da
Có nhiều cách để phân loại vết thương mềm, trong đó những cách phân biệt phổ biến nhất bao gồm:
Theo tình trạng nguyên vẹn của da
Vết thương hở: vết thương mất sự nguyên vẹn của da như vết mổ, vết rạch, rách gây ra bởi các vật sắc nhọn, bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau...
Vết thương kín: những vết thương không mà sự nguyên vẹn của da không bị mất đi như các nốt xuất huyết, bầm máu...
Theo mức độ nhiễm khuẩn
Vết thương sạch: là vết thương ngoại khoa không bị nhiễm khuẩn, không bao gồm các vết thương nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu.
Vết thương sạch nhiễm: là vết thương nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu có sự kiểm soát nhiễm trùng, vết thương không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Vết thương nhiễm: vết thương nhiễm trùng, vết thương do tai nạn, vết thương trên vùng có nhiễm khuẩn trước khi phẫu thuật.
Vết thương bẩn: vết thương có mủ và bị nhiễm bẩn trước đó.
Theo nguyên nhân
Phẫu thuật: do vết rạch hay cắt lọc.
Chấn thương: do cơ học, do nhiệt độ, do hoá chất.
Theo thời gian
Vết thương cấp tính: là vết thương do chấn thương, do phẫu thuật.
Vết thương mạn tính: loét giường, loét bàn chân do tiểu đường, rò vết thương do lao.
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết thương phần mềmcó thể tiến triển xấu và dẫn tới:
Shock kéo dài: Do đau, do mất máu, dập nát nhiều hoặc có tổn thương phối hợp
Nhiễm trùng: Vùng vết thương viêm tấy, da căng bóng, phù nề, vùng hoại tử có màu thâm tím, vết thương có dịch mủ mùi hôi hoặc tràn khí dưới da nếu bị hoại thư sinh hơi
Tạo sẹo: Các tế bào tái sinh có các đặc điểm khác nhau và mô sợi có thể chữa lành vết thương, nhưng có thể để lại sẹo
Mất chức năng: Nhiều vết thương có thể gây tàn phế và đe dọa tính mạng nếu một cơ quan chính, mạch máu hoặc dây thần kinh bị tổn thương
Uốn ván: Do trực khuẩn uốn ván gây nên, người bệnh có triệu chứng cứng hàm, sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh và nông, xuất hiện co giật khi bị kích thích
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị vết thương lâu dài hoặc phát triển, các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
Trẻ em, người cao tuổi
Người nghiện rượu, nghiện ma túy
Người đang mắc các bệnh lý tâm thần
Đối tượng khuyết tật
Môi trường sống độc hại
Công việc nguy hiểm
Mắc các bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch.
Việc xử lý vết thương phần mềm đúng cách là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn tăng tốc độ cũng như chất lượng quá trình phục hồi vết thương.
Quy trình sơ cứu và chăm sóc vết thương phần mềm như sau:
Làm sạch bằng nước sạch hoặc phẫu thuật nếu cần thiết để loại bỏ tất cả vật lạ hay các mô chết.
Dùng nước sạch hoặc dung dịch rửa vết thương để làm sạch khu vực xung quanh vết thương.
Sử dụng băng gạc hoặc khăn sạch để cầm máu cho vết thương. Nếu chảy máu nghiêm trọng có thể nén vết thương để giảm áp lực máu chảy.
Dùng băng gạc sạch và không dính để bao bọc vết thương, giữ cho khu vực vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và giảm viêm xung quanh vết thương.
Vệ sinh vết thương, thay băng và theo dõi tình trạng vết thương. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau hoặc tiết mủ, cần điều trị ngay lập tức.
Các bước chăm sóc vết thương phần mềm
Để vết thương phục hồi tốt, mau lành và giảm nguy cơ để lại sẹo và hình thành biến chứng, quá trình chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương là:
Giữ gìn vết thương sạch sẽ: vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa vết thương phù hợp. Tránh sử dụng các chất sát khuẩn mạnh vì có thể mô da bị tổn thương và làm chậm quá trình lành vết thương.
Bảo vệ vết thương: Sử dụng băng gạc hoặc miếng dán y tế để che kín miệng vết thương, giúp vết thương luôn sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Sử dụng thuốc kháng sinh: việc sử dụng kháng sinh giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương mau hơn. Ngoài ra, thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Protein là yếu tố cần thiết để tái tạo tế bào mới và xây dựng mô tế bào. Vitamin C, vitamin A, kẽm và sắt là các yếu tố cần thiết cho quá trình lành vết thương và hệ miễn dịch.
Uống đủ nước: cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày để giúp mô tế bào làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra nước là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo mô mới.
Tránh sử dụng thực phẩm gây viêm: Một số loại thực phẩm có thể gây viêm và làm cho quá trình lành vết thương chậm đi bao gồm rượu bia, thuốc lá, đường, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và theo dõi vết thương hàng ngày: Thực hiện đúng theo các chỉ dẫn và lưu ý của bác sĩ đồng thời theo dõi vết thương hàng ngày để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các tình trạng bất thường vết thương.
Việc sử dụng các loại kem bôi vết thương có tác dụng giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho việc lành thương cũng như giúp bảo vệ miệng vết thương khỏi nguy cơ nhiễm trùng do sự phát triển của vi khuẩn.
Thành phần chính trong kem bôi da thường là các thảo dược an toàn, lành tính khi dùng trên da, có tính kháng viêm, sát trùng, giúp làm dịu da, giảm sưng, đau và ngứa da nhanh chóng.
Không chỉ vậy, việc sử dụng kem đều đặn và thường xuyên còn có tác dụng giúp vết thương lành nhanh hơn bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo da, kích thích quá trình lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo, vết thâm.
Kem bôi da thảo dược có thể mua tại hiệu thuốc trên toàn quốc, sử dụng thuận tiện, an toàn và cho tác dụng tại chỗ, là giải pháp giúp chăm sóc vết thương phần mềm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
KEM NHẤT NHẤT Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt. Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần. Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành. Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |