Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:02
RSS

Những nguyên nhân phổ biến khiến vết thương có mùi hôi

Thứ năm, 27/06/2024, 07:13 (GMT+7)

Vết thương có mùi hôi có thể do nhiễm trùng hoặc hoại tử. Việc xác định được nguyên nhân gây ra mùi từ vết thương giúp xác định chính xác biện pháp điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân khiến Vết thương có mùi hôi

MỤC LỤC
Vết thương có mùi hôi là gì?
Nguyên nhân dẫn đến vết thương có mùi hôi
Điều trị vết thương có mùi hôi như thế nào?
Ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương với kem bôi da thảo dược

Vết thương có mùi hôi là gì?

Thông thường, hầu hết các vết thương bao gồm cả vết thương mới hay vết thương đang lành đều không có mùi khác thường. 

Vết thương có mùi hôi thường là kết quả của mô hoại tử hoặc vi khuẩn trên vết thương. 

Một số loại băng như hydrocolloid cũng có xu hướng tạo ra mùi đặc trưng do phản ứng hóa học diễn ra giữa băng và dịch tiết vết thương, gây ra mùi. 

Nguyên nhân dẫn đến vết thương có mùi hôi 

Mùi hôi từ vết thương thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính, đó là sự phát triển của vi khuẩn hoặc quá trình hoại tử mô ở vết thương.

Hoại tử vết thương

Vết thương hở chẳng hạn như loét do tỳ đè, loét chân và loét bàn chân do tiểu đường, mùi hôi là kết quả của sự thoái hóa các mô. 

Quá trình thoái hoá các mô được gọi là hoại tử mô. Khi các mô chết, nó bắt đầu phân hủy và giải phóng các hóa chất có mùi hôi.

Các hợp chất này, chẳng hạn như các amin, lưu huỳnh hay axit béo, đều có thể gây ra mùi hôi đặc trưng.

Nhiễm trùng vết thương 

Nhiễm trùng vết thương thường gây ra mủ kèm theo mùi hôi. 

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương và giải phóng các hóa chất độc hại tạo ra mùi khó chịu. 

Nhiễm trùng cũng có thể gây viêm và sưng, dẫn đến khó chịu hơn nữa, do đó làm mùi vết thương nặng hơn.

Mức độ nghiêm trọng của mùi có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước vết thương, độ sâu, loài và tải lượng vi khuẩn.

Mùi vết thương do vi khuẩn kỵ khí phát triển và gây ra

Các nguyên nhân khác 

Một vài các nguyên nhân khác cũng có thể khiến vết thương có mùi hôi, như:

  • Dẫn lưu dịch 
  • Vệ sinh vết thương kém 
  • Một số tình trạng y tế: tiểu đường, bệnh gan, một số thuốc điều trị 

Điều trị vết thương có mùi hôi như thế nào?

Mục tiêu điều trị các vết thương có mùi hôi bao gồm loại bỏ nguyên nhân gây mùi, giảm thiểu nguy cơ tiến triển và nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Các lựa chọn điều trị cần được xác định cụ thể dựa trên đặc điểm, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra mùi hôi. 

Phương pháp phổ biến bao gồm: khử mùi hôi, sử dụng kháng sinh và thay đổi lối sống.

Điều trị bằng kháng sinh, kháng nấm

Thuốc kháng sinh/ kháng nấm là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp nhiễm trùng vết thương.

Bệnh nhân có thế được chỉ định với kháng sinh tại chỗ hay toàn thân. 

Gel hoặc bột metronidazole dùng ngoài da thường hay được sử dụng nhất để loại bỏ vi khuẩn kỵ khí ở vết thương có mùi hôi. 

Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít khi được sử dụng vì khó để đạt được nồng độ kháng sinh cần thiết tại vị trí nhiễm trùng.

Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm chéo hoặc kháng kháng sinh.

Dùng than hoạt tính

Than hoạt tính được sử dụng như một chất khử mùi trong băng gạc để ức chế mùi hôi của vết thương.

Dùng chất khử mùi bên ngoài

Các chất khử mùi trong phòng (chất làm mát không khí, nến thơm, tinh dầu, bã cà phê…) có thể được sử dụng để che giấu mùi hôi.

Thay băng thường xuyên và vệ sinh vết thương đúng cách giúp hạn chế mùi vết thương

Ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương với kem bôi da thảo dược 

Việc vết thương chậm lành làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây mùi hôi.

Bên cạnh các chiến lược đảm bảo vệ sinh vết thương đúng cách, tăng tốc độ làm lành và phục hồi vết thương cũng là cách để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn hiệu quả.

Mặc dù các loại thuốc kháng khuẩn và chống nấm tại chỗ có hiệu quả cao trong việc ngăn vết thương lên mủ và có mùi hôi, nhưng chúng có thể gây kích ứng và làm chậm sự tái tạo da mới.

Kem bôi da thảo dược với thành phần là chiết xuất dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, làm dịu và giảm đau nhanh chóng. 

Đồng thời, kem còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ se miệng và làm lành các vết thương, hạn chế vết thương lan rộng hay nặng lên, ngăn ngừa để lại sẹo trên da. 

Kem bôi da thảo dược có thể dùng trong trường hợp vết thương do bỏng, viêm da, nấm ngứa…

Kem bôi da thảo dược (ví dụ như Kem Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

KEM NHẤT NHẤT - Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

Thành phần:
Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè.
Phụ liệu: Sáp ong vàng, Glycerin, Glyceryl monostearate, Ceteareth-25, Shea butter, Sodium carboxymethyl cellulose, Panthenol, Methyl paraben, Propyl paraben.
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Làm giảm nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương. 
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng: 
Viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân, zona, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.  
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.

Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem.

Cảnh báo và thận trọng: 

- Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
- Sản phẩm này chỉ dùng bên ngoài, không được nuốt. 
- Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 

Quy cách đóng gói: 

Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng: 
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại