Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:02
RSS

Hướng dẫn rửa và sơ cứu vết thương hở đúng cách

Chủ nhật, 17/03/2024, 12:25 (GMT+7)

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không thể phòng tránh hoàn toàn việc gặp phải các vết thương hở. Hãy cùng tìm hiểu vết thương hở là gì và cách sơ cứu vết thương hở khi cần thiết nhé.

Tìm hiểu cách sơ cứu vết thương hở đúng cách

MỤC LỤC:
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở có triệu chứng gì?
Rửa vết thương hở bằng gì?
Các cách giúp vết thương hở nhanh lành
Các trường hợp vết thương hở cần tới cơ sở y tế xử lý

Vết thương hở là gì?

Vết thương có thể được phân ra thành 2 loại là vết thương kín và vết thương hở. Trong đó, vết thương kín là vết thương mà ở đó da vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có tổn thương ở các mô dưới da. Ngược lại, vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Hầu hết các vết thương hở đều nhỏ và có thể chủ động xử lý được tại nhà.

Dựa vào mức độ sâu của vết thương, vết thương hở được phân loại như sau:

  • Vết thương trầy xước, xây xát: Vết thương này xảy ra khi da cọ xát hoặc trượt trên những bề mặt thô ráp. Tuy vết thương này có chảy máu nhưng quá trình lành thương diễn ra khá thuận lợi.
  • Vết rách da: Đây là một vết hở sâu hoặc một vết rách trên bề mặt da, thường xảy ra sau tai nạn hoặc các sự cố liên quan đến các dụng cụ sắc nhọn khác. Vết thương kiểu này thường chảy máu khá nhiều, cần lưu ý sơ cứu đúng cách.
  • Vết giật: Là một chấn thương bề mặt trong đó các lớp da bị xé toạc để lộ cấu trúc ở bên dưới như mô dưới da, cơ gân hoặc xương.
  • Vết thương thủng: Loại vết thương hở này gây ra các lỗ trên mô mềm.
  • Vết thương mổ: Vết thương này thường sạch và thẳng trên da, được sử dụng trong đa số phẫu thuật y tế.

Vết thương hở thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hàng ngày

Vết thương hở có triệu chứng gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây thường đi cùng vết thương hở:

  • Chảy máu hoặc có máu rỉ ra
  • Đỏ
  • Sưng
  • Đau và phần da bị thương dập, nát
  • Nóng
  • Có thể bị sốt nếu nhiễm trùng
  • Không thể cử động hoặc di chuyển khu vực bị thương

Rửa vết thương hở bằng gì?

Rửa vết thương là một bước rất quan trọng. Bước này có tác dụng loại bỏ nguy cơ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, phần bụi bẩn cũng sẽ được rửa trôi.

Rửa vết thương giúp phòng tránh nhiễm trùng

Trước tiên hãy rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa qua vết thương. Bên cạnh đó, bạn hãy dùng dung dịch sát khuẩn để rửa, và đừng quên dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng. Bạn nên lưu ý tránh các loại dung dịch có chứa cồn để rửa vết thương bị hở.

Các cách giúp vết thương hở nhanh lành

Cầm máu

Dùng khăn sạch hoặc băng ép nhẹ lên vết thương để giúp quá trình đông máu được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, đối với những vết thương trúng động mạch gây chảy máu thành tia, bạn hãy nhanh chóng buộc ga-rô ngay trên vết thương rồi đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi gặp vết thương do dao đâm, đừng vội vàng rút dao ra ngay mà hãy cố định tại chỗ rồi cũng nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện một cách nhẹ nhàng.

Đóng miệng và băng vết thương

Việc đóng vết thương sạch sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn. Băng và gạc không thấm nước có tác dụng tốt đối với các vết thương nhỏ. Vết thương hở sâu có thể cần phải khâu hoặc ghim.

Đóng vết thương sạch sẽ giúp vết thương nhanh lành

Thay băng thường xuyên

Bạn nên tháo băng cũ và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng sau mỗi 24 giờ. Lưu ý nên khử trùng và lau khô vết thương trước khi dán lại. Đồng thời cố gắng giữ vết thương khô ráo trong thời gian chờ lành lại.

Xử lý vết thương

Sau khi làm sạch vết thương, nên thoa một lớp mỏng kem, thuốc có tính kháng viêm, kháng khuẩn dành riêng cho các vết thương hở để ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Có thể sử dụng các loại mỡ kháng sinh hoặc kem thảo dược (ví dụ như Kem Nhất Nhất). Lưu ý tuyệt đối không dùng Aspirin bôi lên vết thương hở, vì nó có thể gây chảy máu và làm chậm trễ quá trình lành da.

Các trường hợp vết thương hở cần tới cơ sở y tế xử lý

Trên thực tế, đa phần các vết thương hở hoàn toàn có thể xử lý được tại nhà. Tuy nhiên, với các trường hợp đặc biệt có thể mất máu nhiều và nhanh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết các trường hợp đặc biệt như vậy:

  • Thực hiện cầm máu không đem lại hiệu quả, máu vẫn chảy liên tục, không có dấu hiệu ngừng sau vài phút.
  • Vết thương hình thành do người hoặc động vật cắn, tác động.
  • Tổn thương nghiêm trọng gần đầu, cổ, ngực hoặc bụng gây dập nát hoặc có vết hở lớn.
  • Vị trí tổn thương đâm sâu và xuyên qua các khớp xương.
  • Chấn thương gây đứt rời các chi (trong thời gian chờ cấp cứu, nên bảo quản chi đứt rời trong túi nilon sạch, kín và ướp lạnh).
  • Tình trạng vết thương bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường.

KEM NHẤT NHẤT

Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
 
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại