Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:44
RSS

Vết thương khâu bao lâu thì lành? Mẹo chăm sóc vết thương sau khâu

Thứ năm, 03/10/2024, 07:38 (GMT+7)

Vết thương khâu bao lâu thì lành? Sau khâu mấy ngày thì có thể cắt chỉ? Dưới đây là những mẹo chăm sóc vết thương sau khâu nhanh lành, không để lại sẹo.

Vết thương khâu bao lâu thì lành?
MỤC LỤC
Vết thương khâu có đặc điểm gì?
Vết thương khâu bao lâu thì lành
Cách chăm sóc vết thương khâu
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương khâu
Bổ sung kẽm - Hỗ trợ quá trình lành vết thương khâu 

Vết thương khâu có đặc điểm gì?

Vết thương được định nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn hoặc tổn thương nào đối với mô sống, chẳng hạn như da, niêm mạc hoặc các cơ quan. Vết thương bao gồm vết thương kín và vết thương hở. 
 
Khác với vết thương kín, chẳng hạn như vết bầm tím hoặc gãy xương kín, vết thương hở là một chấn thương liên quan đến vết rách bên ngoài hoặc bên trong mô cơ thể, thường liên quan đến da.
 
Nếu không được chăm sóc đúng cách, loại vết thương này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc chảy máu nhiều. 
 
Các vết thương hở nhỏ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng với những vết thương nghiêm trọng, diện tích miệng vết thương lớn thì cần phải tiến hành khâu vết thương để giúp vết thương có thể khép miệng.
 
Khâu vết thương là thao tác dùng chỉ phẫu thuật để khép hai mép vết thương lại với nhau. Đây là một trong những bước quan trọng nhất, được sử dụng nhiều trong quá trình đóng lại vết mổ và ít tốn kém.
 
Mục đích chính của thủ thuật này đó là đóng miệng vết thương bị hở rộng không thể tự hồi phục. Mũi khâu giúp các vết thương sát lại với nhau, thúc đẩy quá trình liền da, giúp các vết thương lành nhanh hơn. 
 
Ngoài ra, việc khâu vết thương còn giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như các biến chứng có thể mắc phải do vi khuẩn xâm nhập, ngăn ngừa việc hình thành sẹo sau khi vết thương lành.
 
Khâu vết thương là phương pháp đóng vết thương mở lớn

Vết thương khâu bao lâu thì lành? 

Thông thường, vết thương được khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ khô và liền miệng sau 7-10 ngày.
 
Đối với vết thương lớn và sâu hơn, được khâu bằng chỉ không tiêu, thời gian để cắt chỉ và lành vết thương có thể dài hơn, tùy vào cơ địa, tình trạng vết thương và mức độ phục hồi.
 
Thời điểm cắt chỉ vô cùng quan trọng đối với quá trình lành thương. Nếu cắt chỉ quá sớm có thể khiến vết thương toác ra, nhưng nếu để quá lâu, vết thương có thể hình thành sẹo sau này.
 
Thời gian cắt chỉ đối với một số vết thương cụ thể như sau:
 
• Da đầu: 10 – 12 ngày.
• Mặt, mí mắt, môi: 4 – 5 ngày.
• Ngực, lưng, bụng, mông: 10 – 12 ngày.
• Đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân: 12 – 14 ngày.
• Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác.
• Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.
• Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.
 
Sau khi cắt chỉ, vết thương bắt đầu lên da non và lành hoàn toàn sau 3-4 tuần hoặc kéo dài hơn. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm việc chăm sóc vết thương, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh.
 
Vết thương khâu trước và sau khi cắt chỉ

Cách chăm sóc vết thương khâu

Chăm sóc vết thương khâu bao gồm 2 giai đoạn: trước và sau khi cắt chỉ.
 
Chăm sóc vết thương trước khi cắt chỉ
 
Sau khi khâu, chăm sóc vết thương đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng hoặc hoại tử vết thương.
 
Với các vết thương vừa được khâu lại, cần phải:
 
• Vệ sinh vết thương bằng dung dịch rửa chuyên dụng và thay băng thường xuyên;
• Đảm bảo vết thương ngoài da sạch, không để vết thương dính nước;
• Bảo vệ và che chắn vết thương kỹ khi ra ngoài, tránh để vết thương tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng;
• Không nên ăn các loại thực phẩm không tốt cho quá trình lành vết thương như: đồ nếp, đồ tanh, thịt chó, rau muống;
• Theo dõi tình trạng vết thương và tới bác sĩ nếu thấy vết thương có hiện tượng: chảy máu, sưng đỏ, chảy mủ hoặc dịch có mùi hôi, chỉ khâu bị bung, người bệnh có tình trạng đau sốt và khó chịu,..
 
Chăm sóc vết thương sau cắt chỉ 
 
Vệ sinh vết thương sau cắt chỉ bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn. 
Sau khi vệ sinh, dùng bông, gạc sạch thấm khô và băng kín lại hoặc để hở tùy trường hợp.
Tránh để vết thương bị dính nước hoặc tiếp xúc bụi bẩn, ánh nắng mặt trời.
Tránh vận động mạnh vì có thể khiến vết thương bị rách ra, gây chảy máu, viêm nhiễm 
Quá trình lên da non có thể gây ngứa, tuy nhiên tuyệt đối không gãi có thể gây chảy máu, khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương khâu

Để vết thương khép miệng mạnh, chóng lành và không để lại sẹo, một số lưu ý trong quá trình vệ sinh và chăm sóc vết thương là:
Hạn chế ăn các thực phẩm gây viêm, các chất kích thích, rượu bia thuốc lá, hải sản cũng như thực phẩm gây dị ứng.
Bổ sung rau xanh và trái cây cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho quá trình làm lành và tái tạo tế bào da mới.
Uống đủ nước, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng có tác động tích cực towis toc do lanh 
Có thể sử dụng các loại kem bôi dưỡng da để ngăn ngừa hình thành sẹo và thâm.

Bổ sung kẽm - Hỗ trợ quá trình lành vết thương khâu

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều hoạt động và chức năng của cơ thể. 
Chức năng chính của nó bao gồm tham gia vào cấu trúc enzym, điều hòa hoạt động gen, hỗ trợ miễn dịch và tăng hiệu suất chuyển hóa. 
Sự có mặt của kẽm được chứng minh mang tới nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Kẽm tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương, bao gồm giúp cầm máu, chống nhiễm trùng, kích thích sản sinh collagen và đảm bảo sự toàn vẹn của cấu trúc da.
Để bổ sung kẽm, bạn có thể ăn các thực phẩm có chứa nhiều kẽm như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại đậu,… Có một cách khác đơn giản và hiệu quả hơn đó là bổ sung kẽm từ các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống chứa kẽm dưới dạng muối kẽm gluconate.
Kẽm gluconate (ZinC Gluconate) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn. 
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

ZinC Gluconate Nhất Nhất
- Bổ sung Kẽm
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén): 
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Quá liều và cách xử trí:
- Độc tính cấp: buồn nôn, nôn mửa, sốt, suy hô hấp, hạ huyết áp.
- Cách xử trí: Sử dụng chất làm dịu viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt tính và các chất tạo phức chelat. Cần tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 20 viên nén.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày SX
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) 
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Số Giấy XN nội dung quảng cáo: 2828/2021/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại