Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:16
RSS

Uống kẽm có tác dụng gì mà nhiều người ưa chuộng?

Thứ bảy, 27/08/2022, 11:32 (GMT+7)

Kẽm là vi chất cần thiết với mọi độ tuổi bởi ảnh hưởng đến nhiều chức năng, bộ phận của cơ thể. Vậy uống kẽm có tác dụng gì và làm thế nào để có hiệu quả nhất?

Uống kẽm có tác dụng gì

Bổ sung kẽm cho cả gia đình khỏe mạnh

Để biết uống kẽm có tác dụng gì tốt cho sức khỏe cần biết về vai trò của kẽm trong các hoạt động sống của cơ thể.

Vai trò của kẽm trong các hoạt động sống

Kẽm là một loại nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết cho cơ thể. Đây là một khoáng chất không thể thiếu mặc dù con người chỉ cần chúng với một lượng nhỏ. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường. Cụ thể:

  • Ở não kẽm có nồng độ cao ở vùng Hồ Hải Mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu... Thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt.
  • Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận, kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh. Do vậy khi thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường.
  • Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính.
  • Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt.
  • Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.
  • Kẽm giúp tổng hợp - bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.
  • Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn, ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng...

Uống kẽm có tác dụng gì

Kẽm rất quan trọng với các hoạt động sống của cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm

Thông thường một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cung cấp đủ hàm lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, nhưng vẫn rất nhiều người bị thiếu kẽm. Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến thiếu kẽm bao gồm:

  • Do chế độ ăn có nhiều chất bột, ít chất đạm (dù tổng lượng kẽm trong thức ăn là đủ);
  • Do chế biến thức ăn (trong thực vật kẽm nằm ở phấn hoa, nhụy lá mầm của hạt, nên việc xay xát nhiều làm mất kẽm)
  • Do bệnh tật (bệnh đường ruột làm cho kẽm khó hấp thu)
  • Do di truyền (bệnh acrodematis, cơ thể không hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông)
  • Do dùng thuốc (dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm)...

Khi nào cần bổ sung kẽm?

Có thể bổ sung kẽm thông qua việc cân bằng chế độ ăn uống hoặc dùng các viên uống chứa kẽm.

Kẽm chứa rất nhiều trong thịt đỏ và hải sản, đặc biệt là hàu. Bên cạnh đó, kẽm còn có nhiều trong các loại rau xanh và ngũ cốc như: đậu, quả hạch, đậu xanh, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt vừng… Kẽm ở động vật thường dễ hấp thụ hơn ở thực vật.

Tuy nhiên khi bị thiếu kẽm thì nhiều khả năng là chế độ ăn và sự hấp thu của cơ thể không tốt. Do đó, bổ sung nhanh kẽm từ các loại viên uống với liều lượng cụ thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Giải pháp này không chỉ hiệu quả mà còn tiện dụng, phù hợp với những người bận rộn, khó đảm bảo thực đơn ăn uống mỗi ngày có chứa các thực phẩm giàu kẽm.

Các đối tượng có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc hấp thu kẽm và cần bổ sung qua đường uống đó là:

  • Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa
  • Người theo chế độ ăn chay
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ lớn tuổi được nuôi bằng sữa mẹ
  • Người bị suy dinh dưỡng, bao gồm cả người mắc bệnh chán ăn hoặc cuồng ăn
  • Người mắc bệnh thận mãn tính
  • Người lạm dụng rượu, bia

Uống kẽm có tác dụng gì

Phụ nữ có thai và cho con bú cần lượng kẽm lớn nên cần bổ sung qua đường uống

Uống kẽm có tốt không, tác dụng như thế nào?

Bổ sung kẽm mang đến nhiều lợi ích khác nhau như:

1. Tăng cường sức khỏe thần kinh

Kẽm đóng vai trò rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe của não bộ. Kẽm và vitamin B6 là hai chất giúp cải thiện hoạt động của các chất dẫn truyền trong não, giúp xử lý thông tin nhanh nhạy hơn.

2. Nâng cao sức khỏe xương khớp

Kẽm rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển khung xương, vì thế cần bổ sung kẽm để giúp nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, không nên uống canxi và kẽm cùng thời điểm vì chúng làm giảm khả năng hấp thu của nhau.

3. Hỗ trợ chức năng sinh sản ở nam

Kẽm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bình thường của các cơ quan sinh sản, đặc biệt là ở nam giới. Đối với nam giới, nếu thiếu kẽm có thể xảy ra một số vấn đề ở tiền liệt tuyến.

4. Tốt cho mái tóc

Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết trong việc hình thành và giúp mái tóc phát triển. Hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bạn sở hữu một mái tóc bóng khỏe, dày dặn, hơn nữa còn kích thích mọc tóc mới. Trái lại, nếu không bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết, mái tóc sẽ dễ bị hư tổn, khô xơ và chẻ ngọn.

5. Tốt cho mắt

Kẽm là nguyên tố quan trọng việc đưa vitamin A vào võng mạc, nếu không có đủ kẽm việc hấp thụ vitamin A sẽ không đủ dẫn đến suy giảm thị lực. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người già, vì thế việc bổ sung kẽm để bảo vệ sức khỏe của mắt là một điều vô cùng cần thiết.

6. Giúp làn da khỏe mạnh hơn

Kẽm có tác dụng rất lớn trong việc giảm tiết dầu trên da mặt và hạn chế những tình trạng viêm nhiễm, giảm mụn trứng cá. Hơn thể nữa kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra collagen giúp làn da căng mịn, trắng sáng và khỏe mạnh hơn.

7. Giúp cơ bắp mạnh khỏe

Một trong những công dụng tuyệt vời của kẽm chính là giúp tăng cường sức khỏe và sự săn chắc của cơ bắp. Kẽm còn giúp phục hồi cơ bắp sau khi luyện tập thể thao

8. Cân bằng nội tiết tố nữ

Kẽm là nguyên tố quan trọng trong việc sản sinh và cân bằng hormone nội tiết tố nữ.

Ngoài ra kẽm còn có một số tác dụng khác như hỗ trợ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ phòng bệnh ung thư tiểu đường và các bệnh mạn tính khác.

Uống kẽm có tác dụng gì

Bổ sung kẽm cùng các thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả hơn

Trẻ em uống kẽm có tác dụng gì?

Kẽm là vi chất đặc biệt cần thiết trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Thậm chí, ngay từ khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã cần kẽm. Phụ nữ mang thai bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh và có cân nặng bình thường.

Ở trẻ nhỏ, kẽm tham gia vào sự phát triển của tế bào, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Kẽm cũng giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác, gây biếng ăn ở trẻ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao ở trẻ thấp lùn và tăng cân đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Uống kẽm như thế nào là đúng?

Có một số lưu ý quan trọng khi sử dụng kẽm qua đường uống bao gồm:

  • Nên chọn kẽm gluconate (zinc gluconate), bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất.
  • Uống kẽm 2 giờ sau ba bữa ăn sáng, trưa và tối để hấp thu tốt. Nếu bị đau dạ dày hãy uống kẽm trong bữa ăn. Không uống kẽm khi bụng đói vì bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa.
  • Uống kẽm trong thời gian từ 2 – 3 tháng sau đó ngưng một thời gian. 
  • Có thể uống kẽm cùng vitamin A, B6 và C giúp tăng khả năng hấp thu kẽm, tăng cường sức đề kháng.
  • Cần chú ý đến nhu cầu của mỗi lứa tuổi là khác nhau và chỉ nên bổ sung theo đúng hàm lượng khuyến cáo.

Hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu biểu như Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

 Zinc Gluconate Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Uống kẽm có tác dụng gì- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại