Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:20
RSS

Từ đâu IS có siêu vũ khí chống tăng Kornet Nga để dội bão lửa vào xe tăng Iraq?

Thứ tư, 09/08/2017, 14:51 (GMT+7)

Tên lửa Kornet là vũ khí chống tăng hạng nặng được Nga thiết kế. IS đã dùng nó để tấn công khiến chiến tăng M1 Abrams của quân đội chính phủ Iraq bùng cháy.

Các tay súng khủng bố IS dùng tên lửa Kornet chống tăng do Nga sản xuất tấn công khiến chiến tăng M1 Abrams của quân đội chính phủ Iraq bùng cháy.

Tên lửa Kornet (có tên đầy đủ là 9M133 Kornet) là vũ khí chống tăng hạng nặng được Nga thiết kế. Một tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa 9M133 Kornet; giá phóng ba chân 9P163-1 (ảnh) và kính ngắm nhiệt 1PN79-1.

Nó được vận hành bởi kíp pháo thủ 2 người, hoặc có thể gắn lên các loại xe cơ giới và kể cả tàu chiến. Kornet sử dụng hệ dẫn đường laser lái bán tự động (SACLOS). Theo đó, khí tài trên bệ phóng sẽ làm nhiệm vụ chiếu chùm tia laser liên tục vào mục tiêu, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.

Tên lửa Kornet. Ảnh: Military-Today.com

Tên lửa Kornet. Ảnh: Military-Today.com

Tên lửa Kornet đã chứng minh hiệu quả trong thực chiến khi khủng bố IS dùng để phá nát nhiều xe tăng M1 Abrams của lực lượng chính phủ Iraq trong thời gian gần đây. 

Theo hãng thông tấn Nga Lenta, vụ việc tương tự từng xảy ra hôm 24/10/2016 tại phía Nam thành phố Mosul, Iraq. Sau khi dính quả tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet 9M133, chiếc xe tăng M1 Abrams (do Mỹ chế tạo) đã bị nổ tung và một cột lửa lớn bốc lên ngùn ngụt

Không rõ số phận của các binh sỹ ngồi trong xe tăng ra sao. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Iraq không chính thức xác nhận vụ việc.

Xe tăng chủ lực M1 Abrams. Ảnh: AP

Xe tăng chủ lực M1 Abrams. Ảnh: AP

Trong khi đó, M1 Abrams là được coi là đỉnh cao công nghệ xe tăng của Mỹ, chúng được trang bị lớp giáp uranium nghèo khiến việc phá hủy xe tăng khá khó khăn, tuy nhiên thực tế chiến trường cho thấy nhiều chiếc M1 Abrams đã bị phá hủy tan tành bởi vũ khí có nguồn gốc từ Nga.

M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Nó được coi là một trong 3 chiếc tăng mạnh nhất hành tinh do sở hữu giáp tốt, hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao. 

Bên cạnh đó, hôm 10/7 Thủ tướng Iraq đã chính thức tuyên bố giải phóng thành công thành phố Mosul khỏi bàn tay IS. Ông Abadi đưa ra tuyên bố chiến thắng chính thức từ phòng tác chiến của lực lượng chống khủng bố Iraq – lực lượng đầu tiên xâm nhập Mosul vào tháng 11/2016.

Sau khi công bố “sự sụp đổ của chế độ khủng bố giả danh nhà nước”, ông Abadi đã vẫy quốc kỳ Iraq.

Trận chiến chống IS tại đây đã kéo dài tới 9 tháng khiến nhiều khu vực của thành phố bị san phẳng, hàng ngàn dân thường thiệt mạng, gần 1 triệu người khác phải đi sơ tán.

IS dùng tên lửa chống tăng của Nga để bắn hạ xe tăng Mỹ. Nguồn: RT

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN