Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:48
RSS

Tổng hợp 7+ loại thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả

Thứ hai, 10/06/2024, 07:36 (GMT+7)

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể con người cần để duy trì các chức năng cơ bản. Tìm hiểu các loại thực phẩm bổ sung kẽm trong thực đơn hàng ngày.

Thực phẩm bổ sung kẽm vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người

MỤC LỤC:
Tại sao cần tìm hiểu thực phẩm bổ sung kẽm?
Những loại thực phẩm bổ sung kẽm
Bổ sung kẽm qua viên uống chứa kẽm

Tại sao cần tìm hiểu thực phẩm bổ sung kẽm?

Kẽm (ZinC) là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, được tìm thấy tự nhiên trong các tế bào khắp cơ thể. 

Kẽm xúc tác hoạt động của gần 300 loại enzyme, góp phần tạo nên cấu trúc protein và điều hòa biểu hiện gen, tham gia vào quá trình tổng hợp protein và DNA, truyền tín hiệu và phân chia tế bào. 

Một số vai trò chủ yếu của kẽm:

Chức năng miễn dịch

Kẽm có lợi cho chức năng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. 

Bổ sung kẽm thường được xem là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh và tăng cường đề kháng.

Tham gia vào quá trình chuyển hóa 

Kẽm tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể, bao gồm cả chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid.

Điều này giúp biến đổi thức ăn, vitamin và dưỡng chất mà cơ thể đã hấp thu thành năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động tế bào, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Tăng trưởng và phát triển

Kẽm đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Vai trò chính của kẽm là tham gia quá trình phân chia tế bào, tổng hợp DNA, hoàn thiện miễn dịch và chức năng tim mạch, não bộ. 

Thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Làm lành vết thương và duy trì sức khỏe da, tóc  

Kẽm có lợi đối với quá trình làm lành vết thương trên da, ngăn ngừa viêm nhiễm và mụn quay trở lại. 

Đối với tóc, kẽm cần thiết để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên của tóc, ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc.  

Bảo vệ thị lực

Võng mạc (phần mắt chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu mà não sử dụng để tạo ra hình ảnh) thường có nồng độ kẽm cao, cho thấy kẽm rất quan trọng đối với chức năng võng mạc. 

Bổ sung kẽm giúp bảo vệ võng mạc chống lại các gốc tự do có hại gây tổn thương tế bào và c, mất thị lực do tuổi tác.

Giảm lượng đường và cholesterol trong máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy kẽm có thể làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol cao ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như tiểu đường thai kỳ. 

Hỗ trợ chức năng sinh lý

Kẽm còn được biết đến với vai trò quan trọng trong chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. 

Đối với nam giới, bổ sung kẽm giúp tăng nồng độ testosterone, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, cung cấp năng lượng và tăng cường sinh lý cho phái mạnh

Trong khi đó đối với phụ nữ, kẽm được xem là yếu tố không thể thiếu đối với quá trình chín và rụng trứng, điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. 

Những loại thực phẩm bổ sung kẽm 

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, nhưng cơ thể không thể tự sản xuất mà phải bổ sung từ bên ngoài.

Cơ thể chúng ta cần 8 đến 11mg kẽm mỗi ngày, có thể cao hơn đối với trẻ em và phụ nữ có thai. 

Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm cao bao gồm:

Hải sản

Hàu là loại thực phẩm cung cấp nhiều kẽm nhất, 85 gram hàu sống có chứa tới 32 miligam kẽm, gấp hơn bốn lần lượng khuyến nghị hàng ngày ở người trưởng thành.

Ngoài ra, hàu cũng cung cấp lượng lớn đồng, selen, vitamin B12, là các yếu tố quan trọng đối với hệ thần kinh, quá trình trao đổi chất và tế bào máu khỏe mạnh.

Một số loài hải sản khác cũng chứa kẽm là tôm, cua, cá mòi...

Thịt đỏ

Mặc dù hàu chứa nhiều kém nhất nhưng thịt bò lại là nguồn bổ sung kẽm được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới   

Một khẩu phần 100 gam thịt bò xay cung cấp 4,79 mg kẽm, tương đương với khoảng một nửa nhu cầu kẽm hàng ngày của cơ thể.

Thịt bò cũng chứa protein, chất béo cùng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, bao gồm sắt, vitamin B và creatine.

Tuy nhiên, ăn nhiều thịt bò được khuyến cáo không có lợi cho người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp và tiêu hóa.  

Ngoài thịt bò, một số loại thịt khác cũng chứa kẽm gồm: thịt cừu, thịt lợn…

Có nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm cho cơ thể

Hạt và ngũ cốc nguyên hạt

Một số loại hạt và ngũ cốc mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn bổ sung kẽm phổ biến như hạt bí ngô (7,8mg/100g), hạt mè (7,8mg/100g) và yến mạch (2,3mg/100g). 

Ngoài ra, hạt và ngũ cốc được xem là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất hiệu quả, tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch. 

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng cũng là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho chế độ ăn thuần chay.

Không chỉ có lượng calo tương đối thấp, các loại đậu thường giàu protein, ít chất béo, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe.

Các loại rau xanh và nấm

Nấm, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn đều có chứa hàm lượng kẽm cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.

Rau xanh chứa rất ít calo, điều này giúp bạn có thể bổ sung lượng kẽm cần thiết mà không cần lo lắng tới việc dư thừa calo. 

Các sản phẩm từ sữa

Không chỉ cung cấp canxi dồi dào, sữa và sữa chua còn có chứa một lượng đáng kể kẽm cho nhu cầu cơ thể. 

Mỗi cốc sữa tách béo thường chứa khoảng 1,1 mg kẽm cùng một số khoáng chất. Trong khi đó, sữa chua cung cấp khoảng 2,4 mg trong mỗi khẩu phần ăn. 

Sô cô la đen

Sô cô la đen giàu kẽm, tốt cho sức khỏe mạch máu như hạ huyết áp hay cải thiện lưu lượng máu, ổn định nhịp tim. 

Bổ sung kẽm qua viên uống chứa kẽm

Ngày nay, cuộc sống hiện đại và bận rộn khiến việc chuẩn bị thực đơn hàng tuần chứa các thực phẩm giàu kẽm là điều khó khăn với nhiều gia đình. Do đó, giải pháp bổ sung kẽm an toàn, hiệu quả và nhanh chóng mà nhiều người tin chọn chính là dùng các viên uống chứa kẽm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm.

Viên uống chứa kẽm đã được định lượng kẽm phù hợp, đáp ứng nhu cầu hàng ngày ở nhiều đối tượng, đặc biệt là người có nhu cầu sử dụng kẽm cao như thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm. 

Trong các loại kẽm, kẽm gluconat là dạng muối kẽm thường được sử dụng do khả năng hấp thu cao, đặc tính an toàn vượt trội hơn so với các muối kẽm khác.

Kẽm gluconat (ví dụ như ZinC Gluconate Nhất Nhất) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo để bổ sung kẽm, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT
- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Thành phần (trong 1 viên nén): 
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
 
Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
 
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
 
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
 
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) 
 
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy XN nội dung quảng cáo: 2828/2021/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại