Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:01
RSS

Tổng hợp 7 câu hỏi thường gặp về tiền mãn kinh

Thứ tư, 13/11/2019, 16:19 (GMT+7)

Giai đoạn tiền mãn kinh là thời kỳ thay đổi lớn về cả sinh lý và tâm lý với nhiều thắc mắc cần giải đáp. Tổng hợp 7 câu hỏi thường gặp nhất về thời kỳ tiền mãn kinh.

tiền mãn kinh

Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp của phụ nữ về giai đoạn tiền mãn kinh

1. Độ tuổi trung bình tiền mãn kinh là bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi mãn kinh trung bình là 50 nhưng cũng có thể xảy ra giữa 40 đến 60 tuổi. Ở các nuớc phát triển, tuổi mãn kinh trung bình là 51-52. Tại Việt Nam năm 2004 Phạm Minh Ðức và cộng sự đã nghiên cứu mãn kinh ở 7 vùng sinh thái đại diện cho Việt Nam, kết luận tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 46-52, tuy nhiên có nhiều chị em phụ nữ đã gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh khi mới ở độ tuổi 35.

Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài khác nhau ở mỗi người và cũng gây ra những ảnh hưởng khác biệt. Có những người chỉ gặp một vài hoặc rất ít các triệu chứng không đáng kể nhưng cũng có những người phải sử dụng đến các biện pháp trị liệu để xoa dịu các triệu chứng khó chịu. Có người chỉ mất 1-2 năm là bước vào giai đoạn mãn kinh nhưng cũng có những người phải mất 5 năm thậm chí 10 năm mới mãn kinh thật sự.

tiền mãn kinh

Độ tuổi mãn kinh trung bình ở Việt Nam là 46-52 tuổi

2. Triệu chứng thường gặp nhất của tiền mãn kinh là gì?

Các triệu chứng của tiền mãn kinh rất đa dạng và trên thực tế may mắn là không có người phụ nữ nào đồng thời gặp tất cả các triệu chứng của TMK. Tuy nhiên bạn có thể sẽ gặp một vài các triệu chứng khó chịu cả về thực thể và tâm lý bao gồm:

a. Triệu chứng thực thể

Những biểu hiện rõ ràng hiển thị trên cơ thể. Bao gồm:

  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm: Là triệu chứng thường gặp nhất ở phụ nữ TMK với những cơn nóng bừng lan từ ngực, lên cổ, mặt… Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ vài phút tới vài giờ, đi kèm là đổ mồ hôi đầm đìa. Cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ ở phụ nữ TMK.
  • Khô âm đạo: Âm đạo khô do khả năng tiết chất nhờn giảm khiến người phụ nữ bị đau khi quan hệ dẫn đến kém hứng thú trong sinh hoạt vợ chồng. Thành bàng quang nhạy cảm hơn khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu: Những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn và có thể kèm thêm các triệu chứng khác như rối loạn thị giác, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Đau khớp: Đặc biệt là đau phần lưng dưới, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân. 
  • Da, tóc và móng xấu hơn: Da khô hơn, lộ rõ mạch máu, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Tóc mỏng hơn, khô và dễ rụng hơn. Móng tay, móng chân trở nên giòn và nứt hoặc dễ gãy.
  • Tăng cân: Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị tăng cân, mỡ tập trung ở vùng bụng, cánh tay, mặt… nhiều hơn.

tiền mãn kinh

Bốc hỏa là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh

b. Rối loạn tâm lý và xúc cảm

Thường gặp nhất là cảm giác lo âu, tính tình thay đổi, bẳn tính, khó chiều. Đôi khi người phụ nữ cũng dễ bị kích động, sợ hãi, thiếu tự tin, dễ bị tổn thương. Không còn ham muốn tình dục và ham muốn làm việc khiến người phụ nữ dễ có cảm giác mất đi sức sống. Cảm giác không còn động lực sống cộng với các triệu chứng thực thể khiến người phụ nữ tiền mãn kinh thật sự khổ sở, bế tắc. Nhiều người đã phải tìm đến các liệu pháp điều trị mạnh để có thể vượt qua được giai đoạn này.

3. Phụ nữ tiền mãn kinh có thể mang thai và sinh con không?

Triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh là rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, thưa dần, tăng - giảm lượng máu kinh bất thường...). Do vậy khi mới mất kinh vài tháng thì chưa chắc đã mãn kinh thật sự, phụ nữ trong giai đoạn này cần tiếp tục phòng tránh thai cẩn thận trong 12 tháng sau đó để không mang thai ngoài ý muốn. Tuy khả năng mang thai trong giai đoạn này là rất ít nhưng không phải là không có.

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vẫn có khả năng mang thai, vì lúc này vẫn có kinh nguyệt, buồng trứng vẫn hoạt động. Trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt. Do vậy ở giai đoạn này người phụ nữ vẫn có thể mang thai như bình thường. 

Việc sinh con ở độ tuổi tiền mãn kinh sẽ gây ra nhiều rủi ro. Phụ nữ ngoài độ tuổi 35 mang thai sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down. Vì thế phụ nữ cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định mang thai và sinh con ở lứa tuổi này.

tiền mãn kinh

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh mang thai cần cân nhắc kỹ các rủi ro có thể xảy đến

4. Yếu tố nào gây tiền mãn kinh sớm?

Tiền sử gia đình

Có nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng mãn kinh sớm có yếu tố di truyền. Nếu mẹ, chị gái hoặc bà của bạn bị mãn kinh sớm, bạn cũng có khả năng bị tình trạng này. Một báo cáo tổng quan về các nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng có tới 20% các trường hợp mãn kinh sớm là do di truyền.

Các rối loạn di truyền

FMR1 là gen gây ra hội chứng nhiễm sắc thể X yếu, dạng phổ biến nhất của suy giảm trí tuệ di truyền, thậm chí nếu bạn không bị hội chứng này, bạn cũng có thể bị một đột biến gen tương tự gây ra những rối loạn ở buồng trứng dẫn tới thiếu hụt trứng liên quan tới nhiễm sắc thể X yếu. Theo một báo cáo của Viện sức khỏe quốc gia Mỹ, cứ 33 phụ nữ bị mãn kinh sớm thì có 1 người nằm trong trường hợp này.

Hội chứng Turner (trong đó người phụ nữ chỉ có một nhiễm sắc thể X) là một rối loạn di truyền khác liên quan tới mãn kinh sớm.

Rối loạn tự miễn

Rối loạn tự miễn viêm tuyến giáp có liên quan tới mãn kinh sớm. Bệnh Addison cũng tương tự, trong đó tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone cần thiết. Trong những trường hợp bệnh này, hệ miễn dịch của chính bạn có thể bắt đầu chống lại các nang trong buồng trứng, cản trở hoạt động của buồng trứng.

Hút thuốc và tiếp xúc các độc tố khác

Một số độc tố từ thuốc lá, thuốc trừ sâu có thể dẫn tới suy giảm buồng trứng sớm. Bình thường, phụ nữ sinh ra với đủ các nang trứng non (các hạt nhỏ bé sau phát triển thành nang trứng) và phát triển tới tuổi mãn kinh tự nhiên. Nhưng tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ khiến các nang trứng suy giảm nhanh hơn, nhiều hơn.

Hóa trị và xạ trị

Tương tự với các độc tố trong môi trường, các phương pháp điều trị ung thư có thể gây hại cho chất liệu di truyền trong tế bào buồng trứng. Nhưng mức độ tổn thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc, liều xạ trị, độ tuổi khi được điều trị, khu vực trên cơ thể được xạ trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ không bị mãn kinh sớm sau các điều trị này.

tiền mãn kinh

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ

5. Có xét nghiệm nào chẩn đoán tiền mãn kinh không?

Tiền mãn kinh là một quá trình - một sự chuyển đổi dần dần. Không có thử nghiệm đủ để xác định xem người phụ nữ đã đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hay chưa. Bác sĩ có thể cân nhắc đến các yếu tố bao gồm độ tuổi, lịch sử kinh nguyệt và những triệu chứng đang gặp phải... Một số bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng estrogen trong máu để chẩn đoán. Nhưng kiểm tra hormone hiếm khi cần thiết hoặc hữu ích để đánh giá tiền mãn kinh vì thường kết quả xét nghiệm hoàn toàn bình thường.

6. Bổ sung estrogen tổng hợp hoặc estrogen thực vật có giúp giảm các triệu chứng?

  • Bổ sung estrogen tổng hợp vào cơ thể làm giảm các triệu chứng TMK ngay lập tức, nhưng sau khi dừng sử dụng, các triệu chứng khó chịu nhanh chóng quay lại, chưa kể gây nhiều tác dụng phụ như: gây tăng sinh niêm mạc tử cung và tăng nguy cơ ung thư tử cung, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và huyết khối tĩnh mạch sâu,  tăng nguy cơ ung thư vú, bệnh túi mật… 
  • Bổ sung estrogen thực vật ở dạng tiền chất (ví dụ isoflavone) cũng làm giảm triệu chứng TMK nhưng tác dụng không rõ rệt, không nhanh bằng estrogen tổng hợp và khi ngưng dùng thì các triệu chứng cũng nhanh chóng quay trở lại.

tiền mãn kinh

Bổ sung estrogen tổng hợp cần có sự chỉ định và kiểm soát nghiêm ngặt từ bác sĩ

7. Sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2 hỗ trợ sản sinh estrogen một cách tự nhiên có hiệu quả không?

Sự phối hợp các dược liệu tự nhiên trong sản phẩm Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả ngay từ những lần sử dụng đầu tiên nhờ bổ sung được một phần phytoestrogen vào cơ thể. Ngoài ra còn tác động trực tiếp lên buồng trứng, nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh, giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh estrogen tự nhiên.

Nồng độ hormone được duy trì ổn định giúp giảm thiểu tối đa các tình trạng bệnh do thiếu hụt estrogen. Đây là cách tốt nhất để điều trị tiền mãn kinh hiện nay. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, dựa theo bài thuốc gia truyền kỳ diệu trong dân gian, với nguồn nguyên liệu thảo dược được kiểm duyệt gắt gao, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và phù hợp cho việc sử dụng sản phẩm lâu dài.

 

Nguyên Hải
Theo Đời sống Plus/GĐVN